Dễ hiểu giải Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 5: Một số phương pháp sản xuất điện năng

Giải dễ hiểu bài 5: Một số phương pháp sản xuất điện năng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG

KHỞI ĐỘNG:

Câu hỏi: Em hãy kể tên một số nhà máy điện mà em biết và nêu phương pháp sản xuất điện năng của các nhà máy điện đó.

Giải nhanh:

Nhà máy thủy điện Hòa Bình: sản xuất điện năng từ thủy năng.

I. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ THỦY NĂNG

Câu hỏi 1: Điện năng được sản xuất từ thủy năng như thế nào?

Giải nhanh:

Nước từ hồ chứa trên cao theo đường ống dẫn nước chảy vào buồng turbine → quay turbine → quay máy phát → điện năng.

Câu hỏi 2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp sản xuất điện năng từ thủy năng.

Giải nhanh:

  • Ưu điểm: Công suất phát điện lớn, năng lượng sạch.
  • Hạn chế: Công suất phát điện phụ thuộc vào lưu lượng nước tích trữ trong lòng hồ; chi phí đầu tư lớn.

II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NHIỆT NĂNG

Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp sản xuât điện năng từ nhiệt năng.

Giải nhanh:

Nhiên liệu được đốt cháy → nhiệt lượng → biến nước thành hơi → làm quay turbine và quay máy phát điện. Điện áp của máy phát được tăng cao nhờ máy biến áp và đưa tới đường dây truyền tải điện.

Câu hỏi 2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp sản xuất điện năng từ nhiệt năng

Giải nhanh:

  • Ưu điểm: Công suất phát điện lớn, chi phí đầu tư thấp, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Hạn chế: giá thành sản xuất điện phụ thuộc vào giá thành nhiên liệu; gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

III. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp sản xuất điện năng trong nhà máy điện hạt nhân.

Giải nhanh:

Nhiệt năng sẽ đun sôi nước, biến nước thành hơi nước để quay turbine và quay máy phát điện để phát ra điện.

Câu hỏi 2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

Giải nhanh:

  • Ưu điểm: Công suất phát điện lớn, không phụ thuộc vào tự nhiên và môi trường; ít phát thải khí nhà kinh.
  • Hạn chế: Chi phí cao; chất thải hạt nhân và bức xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và con người.

IV. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG GIÓ

Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện năng.

Giải nhanh:

Luồng gió chuyển động sẽ làm quay turbine. Tốc độ quay rất chậm của cánh turbine sẽ được tăng cao nhờ hộp số và quay máy phát để phát điện.

Câu hỏi 2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

Giải nhanh:

  • Ưu điểm: là nguồn năng lượng vô tận, không gây phát thải khí nhà kính.
  • Hạn chế: Công suất không ổn định, chi phí ban đầu khá lớn.

V. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời

Giải nhanh:

Các tấm pin mặt trời được ghép nối tiếp, song song để tạo lên một nhà máy điện mặt trời có công suất lớn.

Câu hỏi 2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

Giải nhanh:

  • Ưu điểm: nguồn cung năng lượng vô tận, không gây hiệu ứng nhà kính.
  • Hạn chế: Công suất không ổn định, có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Vì sao lại gọi đây là các dạng năng lượng sạch và xanh?

Giải nhanh:

  • Giống nhau: nguồn cung năng lượng vô tận; không gây hiệu ứng nhà kính; công suất không ổn định; chi phí đầu tư ban đầu cao
  • Khác nhau: có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu một nhà máy thủy điện ở nước ta và cho biết ảnh hưởng của nó tới môi trường, xã hội

Giải nhanh:

Nhà máy thủy điện Sơn La:

  • Ảnh hưởng đến môi trường: Xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La đã gây ra sự chuyển đổi đất đai và sự thay đổi dòng chảy của sông Đà, có thể gây mất cân bằng sinh thái, gồm cả động vật và thực vật sống trong khu vực.
  • Ảnh hưởng đến xã hội: gây di dời một số cộng đồng địa phương và ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân trong khu vực. 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác