5 phút giải Công nghệ 7 kết nối tri thức trang 40

5 phút giải Công nghệ 7 kết nối tri thức trang 40. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9. GIỚI THIỆU VỀ CHĂN NUÔI

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

I. Vai trò, triển vọng của chăn nuôi

CH1: Quan sát Hình 9.1 và nêu một số vai trò của chăn nuôi.

II. Vật nuôi

CH1:  Quan sát Hình 9.2 và cho biết những vật nuôi nào là gia súc, vật nuôi nào là gia cầm. Mục đích nuôi từng loại vật nuôi đó là gì?

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

CH1: Đọc nội dung mục III kết hợp với quan sát Hình 9.4, nêu đặc điểm của từng phương thức chăn nuôi

CH2: Tìm hiểu thêm về phương thức chăn nuôi nông hộ và phương thức chăn nuôi trang trại. Cho biết ưu điểm, hạn chế, khả năng phát triển trong tương lai của từng phương thức.

IV. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

CH1: Đọc mục 1, mục 2 dưới đây và cho biết trong hai nghề đó , em thích hay cảm thấy phù hợp với nghề nào hơn? Tại sao?

V. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi        

CH1: Quan sát Hình 9.7 và nêu những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi

CH2: Sử dụng internet, sách, báo,.. để tìm hiểu thêm về các biện pháp thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi.

LUYỆN TẬP

CH1: Nêu mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi

CH2: Hãy kể tên 3 loại vật thuộc nhóm gia súc, 3 loại thuộc nhóm gia cầm và vai trò của chúng theo mẫu bảng dưới đây:

CH3: Ngày này, người ta cho rằng chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên rất có giá trị. Em cho biết ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?

CH4: Biện pháp nào sau đây là nên hoặc không nên làm để bảo vệ môi trường?

VẬN DỤNG

CH1: Quan sát hoạt động chăn nuôi ở gia đình và địa phương em, tìm ra những hoạt động chưa hợp lí và đề xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường. 

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

I. Vai trò, triển vọng của chăn nuôi

CH1: Cung cấp

a: thực phẩm                                                            b: phân bón hữu cơ.

c: nguồn nguyên liệu xuất khẩu chế biến.                d: sức kéo.

e: Làm cảnh, canh giữ nhà.

II. Vật nuôi

CH1:

- Gia súc: lợn; bò; Dê; Trâu 

Mục đích: sản xuất hàng hóa ; thực phẩm; sức lao động.

- Gia cầm: gà; ngỗng; vịt; ngan 

Mục đích: nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm khác

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

CH1:

- 9.4a + 9.4c: Chăn nuôi nông hộ 

  • Người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, với số lượng vật nuôi ít.
  • Phương thức chăn nuôi này có chi phí đầu tư chuồng trại thấp, tuy nhiên năng suất chăn nuôi không cao,
  • Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt nên nguy cơ dịch bệnh cao,

- 9.4b + 9.4d: Chăn nuôi trang trại:

  • Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, với số lượng vật nuôi lớn.
  • Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... 
  • Có biện pháp xử lí chất thải tốt 

CH2:  

- Chăn nuôi nông hộ:

+ Ưu điểm:

  • vốn đầu tư ít
  • quy mô nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật cao
  • tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp
  • sử dụng lao động nhàn rỗi và mang lại thu nhập tương đối ổn

+ Hạn chế: 

  • trình độ kỹ thuật và công nghệ
  • khả năng kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm yếu
  • lợi nhuận thấp.

- Chăn nuôi trang trại:

+ Ưu điểm:

  • Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt.
  • Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... 
  • Có biện pháp xử lí chất thải tốt 
  • Mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao
  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

+ Hạn chế: 

  • đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ
  • đòi hỏi nguồn lực lớn.
  • khó khi ứng dụng công nghệ tiên tiến dù có tốn tiến mua các sản phẩm hiện đại.

IV. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

CH1: kĩ sư chăn nuôi hơn. Vì em thích chăm sóc vật nuôi và muốn nghiên cứu các phương pháp để tạo ra được các giống vật nuôi tốt nhất

V. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

CH1: 9.7a: Công nghệ biogas             9.7b: Ủ phân hữu cơ

CH2: 

  • Quy hoạch chăn nuôi.
  • Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas  
  • Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.
  • Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ
  • Xử lý bằng công nghệ ép tách phân.

LUYỆN TẬP

CH1: Mối quan hệ, tác động qua lại lần nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

CH2: 

- Gia súc:

+ Bò sữa: Cung cấp thực phẩm và xuất khẩu

+ Trâu: Cung cấp thực phẩm và sức kéo.

+  Chó: Giữ nhà, làm cảnh; làm bạn

- Gia cầm: 

+ Gà: Cung cấp thực phẩm

+ Vịt: Cung cấp thịt, trứng, lông

+ Ngỗng: Cung cấp thịt, trứng, lông, ngoài ra còn canh gác

CH3: đúng. Vì chất thải chăn nuôi có thể được tái sử dụng gom lại phục vụ nông nghiệp và nhu cầu của từng địa phương.

CH4: Nên làm:  6, 7, 9, 10        Không nên làm: còn lại

VẬN DỤNG

CH1: HS tự tìm hiểu thực tế


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 7 kết nối tri thức, giải Công nghệ 7 kết nối tri thức trang 40, giải Công nghệ 7 KNTT trang 40

Bình luận

Giải bài tập những môn khác