5 phút giải Công dân 6 kết nối tri thức trang 17

5 phút giải Công dân 6 kết nối tri thức trang 17. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. TÔN TRỌNG SỰ THẬT 

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

KHỞI ĐỘNG

Em cùng các bạn chơi trò chơi “truyền tin”

Cách chơi: Mỗi đội gồm 5 – 7 người, quần trò sẽ nói nhỏ một câu nói dễ nhằm cho người đầu hàng. Nhiệm vụ của người nghe là phải truyền tại nhau câu nói đó. Người cuối cùng sẽ nói to câu đó, đội nối đúng sẽ thắng cuộc.

1/ Đề trở thành người thắng cuộc, các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ điều gì? 

2/ Em rút ra bài học gì từ trò chơi? 

KHÁM PHÁ

1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật:

Câu 1: Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật như thế nào?

Câu 2: - Em hãy tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các bức hình dưới đây?

- Em hãy kể thêm các biểu hiện của tôn trọng sự thật?

 [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải GDCD 6 bài 4: Tôn trọng sự thật

2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật

a) Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại?

b) Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

3. Cách tôn trọng sự thật

Em hãy đọc các thông tin dưới đây để:

- Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin?

- Thảo luận về cách tôn trọng sự thật?

1. Thấy tên trộm đang móc túi của hành khách trên xe buýt, Vũ đi đến bên chủ phụ xe, thì thầm: "Chú ơi, cháu nhìn thấy người áo đen kia đang móc túi ạ".

2. Giờ ra chơi, Nam ném đá làm vỡ của kinh lớp học. Thầy giáo biết sự việc xảy ra nên hỏi cả lớp. "Ai đã làm vỡ cửa kính lớp học? . Cả lớp im lặng, căng thẳng. Dũng nhắc khẽ: "Nam, cậu nhận lỗi đi!". Nam tỉnh bơ: “Thầy không biết, chẳng tội gì tớ phải nhận". Thầy giáo hỏi “Nam, em có biết là ai không?". Nam vội trả lời: “Thưa thầy, em thấy có một anh ném đá vào cửa kính lớp học rồi chạy đi ạ!”. Thầy hỏi Dũng “Lớp trưởng, đúng là như vậy chứ?". Dũng đứng dậy. "Thưa thầy, em đã biết người làm điều đó. Sau giờ học, bạn ấy sẽ gặp riêng thầy để nhận lỗi ạ”.

3. Dung cùng mẹ đến nhà bác Mai chơi Bác bóc bánh giò mời hai mẹ con. Dung lắc đầu, từ chối: “Cháu cảm ơn bác, nhưng nhà cháu không có ai thích món này. Ấn bánh giò béo, ngẫy lắm a!". Me Dung từ tốn: “Bác cho em xin miếng nhỏ thôi, mẹ con em vừa mới ăn sáng ở nhà”. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Mai là người thông minh, chân thành, cởi mở nên được bạn bè yêu quý, tin cậy. Nếu bạn nào có lỗi, Mai nhẹ nhàng góp ý để bạn nhận lỗi và sửa lỗi. Nhiều bạn tâm sự những nỗi niềm thầm kín, riêng tư, Mai lắng nghe, chia sẻ và không bao giờ nói lại những chuyện đó với người khác.

Theo em, vì sao Mai được bạn bè yêu quý? 

Câu 2: Xử lí tình huống:

1. Hà tâm sự với Hùng về những mâu thuẫn, khó khăn trong gia đình mình và muốn Hùng không nói với ai. Gần đây, Hà học hành sa sút, bị cô giáo nhắc nhở. Hùng rất muốn nói sự thật về hoàn cảnh của Hà cho cô giáo biết để cô cảm thông và giúp đỡ. Nhưng Hùng bản khoăn không biết có nên nói không.

Sao gần đây em không chủ tâm học vậy?

a) Theo em, Hùng có nên nói với cô giáo về hoàn cảnh của Hà không? Vì sao?

b) Nếu là Hùng, em sẽ làm gi?

2. Lan thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho bánh kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Lan băn khoăn không biết có nên nói với người lớn không.

Theo em, Lan nên làm gì trong tình huống trên? 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy viết về việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc chưa tôn trọng sự thật của bản thân và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau mỗi việc làm đó.

Câu 2: Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao dưới đây:

Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

KHỞI ĐỘNG

1. Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ:

+ Cần tập trung

+ Chú ý lắng nghe

+ Truyền đạt đúng thông tin ban đầu

2. Em rút ra bài học từ trò chơi này là:

+ Ngoài việc trò chơi mang lại niềm vui cho chúng ta, thì còn muốn nhắc nhở chúng ta cần phải thận trọng, trung thực khi truyền đạt thông tin.

KHÁM PHÁ

1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật:

Câu 1: Ông thà ngồi tù chứ không từ bỏ chân lí.

Câu 2: 1. Cả 2 bạn học sinh đã tự giác nhận lỗi lầm của mình.

2. Bạn nam đã dũng cảm nói lên sự thật

3. 2 bạn nữ đã dám đứng lên nói sự cho bác bảo vệ biết.

- Các biểu hiện của tôn trọng sự thật:

+ Dám chỉ ra việc làm sai của người khác.

+ Luôn dũng cảm nói lên sự thật.

2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật

a)  Đoạn hội thoại đã giúp em có được 1 bài học quý giá nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn.

b)  Việc tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai; giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

3. Cách tôn trọng sự thật

1.  2 bạn nhỏ đã rất dũng cảm chỉ cho mọi người biết kẻ ăn cắp.

2. Dũng là một học sinh biết tôn trọng sự thật và không bao dung cho hành động gian dối.

3. Mẹ Dung là 1 người từ tốn rất biết cách ăn nói, thật thà nói sự thật.

- Cách tôn trọng sự thật: luôn nói thật với người thân, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận xét: Hoa là một người dũng cảm, luôn tôn trọng sự thật.

Mai được bạn bè yêu quý vì bạn là người biết lắng nghe, cảm thông, đồng cảm và chia sẻ cùng với tất cả mọi người.

Câu 2: 

1. Theo em Hùng nên nói hoàn cảnh của Mai cho cô giáo nghe, để cô giáo biết được sẽ cảm thông cho bạn và đồng thời cô giáo sẽ giúp đỡ được cho bạn phần nào.

Nếu là Hùng em sẽ nói với cô về hoàn cảnh của Mai, và sẽ cùng cô kêu gọi các bạn trong lớp giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

2. Theo em, Lan nên nói với người lớn biết về sự việc trên, để mọi người có cách phòng tránh, tránh được những trường hợp xấu nhất xảy ra.

VẬN DỤNG

Câu 1: Liên hệ bản thân.

Câu 2: Những người trung thực thật thà thì đi đâu cũng được người ta yêu quý, tôn trọng. Trong xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp thì những người có đức tính trung thực luôn có nhân cách tốt và được tin tưởng giao cho những nhiệm vụ, trọng trách quan trọng. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công dân 6 kết nối tri thức, giải Công dân 6 kết nối tri thức trang 17, giải Công dân 6 KNTT trang 17

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo