Video giảng Vật lí 11 Kết nối Bài 9 Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Video giảng Vật lí 11 kết nối Bài 9 Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: SÓNG NGANG. SÓNG DỌC. SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA SÓNG CƠ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) về chuyển động của phần tử môi trường, thảo luận để so sánh được sóng ngang và sóng dọc.
  • Nêu được quá trình truyền năng lượng bởi sóng.
  • Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em ơi, tiết trước chúng ta đã học về sóng rồi đúng không? Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại bài nhé. Mỗi bạn sẽ lần lượt nhắc lại một ý quan trọng mà mình nhớ được. Bạn nào nhớ ý gì thì cứ mạnh dạn phát biểu nhé! Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau so sánh xem sóng mặt nước và sóng âm truyền trong không khí có đặc điểm gì chung và riêng?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. SÓNG NGANG

Nội dung 1: Tìm hiểu sóng ngang

Bây giờ cô muốn các em chia nhóm lên thực hiện thí nghiệm hình 8.1 SGK, yêu cầu các nhóm khác nhận xét dao động của miếng xốp và sự lan truyền sóng nước.

Video trình bày nội dung: 

- Sóng trong đó các phân tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

II. SÓNG DỌC

Nội dung 2: Tìm hiểu sóng dọc

Các em hãy quan sát video tạo sóng dọc mà cô chiếu, sau đó thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Chỉ ra đặc điểm của phương dao động với phương truyền sóng trong sóng dọc. Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa sóng dọc và sóng ngang.

Video trình bày nội dung: 

Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN NĂNG LƯỢNG BỞI SÓNG

Nội dung 3: Tìm hiểu sự truyền năng lượng bởi sóng

Bây giờ cô sẽ thực hiện lại thí nghiệm 8.1 SGK, sau đó cô yêu cầu 4 nhóm học sinh hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi:

Sóng nước có lan truyền không?

Phần tử nước mà sóng lan truyền tới như thế nào?

Vì sao phần tử nước dao động?

Sóng có mang năng lượng không?

Các phần tử nước dao động như thế nào?

Các em sẵn sàng chưa!

Video trình bày nội dung: 

Nguồn sóng là năng lượng của nguồn. Khi sóng lan truyền đến đâu thì các phân tử nước ở đó bắt đầu dao động. Năng lượng dao động mà các phần tử nước này có được là do sóng mang năng lượng của nguồn đến cho chúng.

- Mọi sóng mang năng lượng đi xa mà không mang các phần tử vật chất đi cùng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt.

IV. SỬ DỤNG MÔ HÌNH SÓNG ĐỂ GIẢI THÍCH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ÂM

Nội dung 4: Giải thích một số tính chất của âm thanh và ánh sáng bằng mô hình

Các em hãy quan sát mô hình sóng truyền trong không khí, trả lời các câu hỏi:

Khi có nguồn âm, các lớp không khí như thế nào?

Các lớp nén, giãn của không khí có truyền đi không?

Sóng âm truyền đến tai, bộ phận nào của tai sẽ dao động?

Dựa vào kiến thức lớp 7, các nhóm hoạt động trả lời:

Đại lượng nào quyết định độ to, độ cao của âm?

Âm nghe được có tần số bao nhiêu?

Video trình bày nội dung: 

- Sóng dọc chạy trên lò xo là mô hình giúp ta hiểu được sự lan truyền và một số tính chất của sóng âm.

- Các lớp không khí nén, dãn truyền đi tạo thành sóng âm truyền theo mọi hướng trong không khí. Khi sóng âm truyền đến tai người làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm thanh.

- Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao.

……………………..

Nội dung video Bài 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác