Video giảng Vật lí 11 Kết nối Bài 21 Tụ điện
Video giảng Vật lí 11 kết nối Bài 21 Tụ điện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21. TỤ ĐIỆN
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).
- Vận dụng được (không yêu cầu thiết lập) công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.
- Thảo luận để xây dựng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.
- Lựa chọn và sử dụng thông tin để xây dựng được báo cáo tìm hiểu một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy thảo luận và trả lời:
Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105V/m, khoảng cách giữa 2 bản tụ là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tụ điện
Theo em, Tụ điện là?
Video trình bày nội dung:
- Tụ điện là một loại linh kiện điện tử gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường cách điện (điện môi). Mỗi vật dẫn được gọi là một bản tụ điện.
- Khi vẽ mạch điện, tụ điện được kí hiệu như hình
- Trong mạch điện, tụ điện có nhiệm vụ tích điện và phóng điện.
+ Để tích điện cho tụ điện, người ta nối hai bản cực của tụ điện với hai cực của nguồn điện một chiều. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm. Điện tích trên hai bản tụ điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu. Ta gọi độ lớn của điện tích trên một bản tụ điện là điện tích của tụ điện.
+ Sau khi tích điện cho tụ điện, ta bỏ nguồn điện ra và nối hai bản tụ điện với một điện trở, sẽ có dòng điện chạy qua điện trở và điện tích trên tụ điện giảm nhanh, Ta gọi đó là sự phóng điện của tụ điện.
- Tụ điện gồm: tụ điện phẳng, tụ điện hình trụ.
Nội dung 2: Điện dung
Em hãy trình bày định nghĩa đơn vị đo điện dung là?
Video trình bày nội dung:
- Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện khi đặt
một hiệu điện thế U vào hai bản tụ điện.
Nó được tính bằng tỉ số giữa điện tích Q của tụ điện và hiệu điện thế U đặt vào hai bản tụ điện: C = QU
- Định nghĩa đơn vị đo điện dung: fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt hiệu điện thế 1 V vào hai bản tụ điện thì điện tích của tụ điện là 1 C.
Nội dung 3: Điện dung của bộ tụ điện
Em hãy cho biết: Hiệu điện thế, điện tích và điện dung của bộ tụ được xác định theo công thức là?
Video trình bày nội dung:
a) Ghép nối tiếp
- Ghép nối tiếp n tụ điện chưa tích điện có điện dung C1, C2,…, Cn với nhau rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U.
- Hiệu điện thế, điện tích và điện dung của bộ tụ được xác định theo công thức sau:
U = U1 + U2 + … + Un
Q = Q1 = Q2 =…= Qn
1C=1C1+1C2+…+1Cn
b) Ghép song song
- Ghép n tụ điện chưa tích điện có điện dung C1, C2,…, Cn song song với nhau rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U.
- Hiệu điện thế, điện tích và điện dung của bộ tụ được xác định theo công thức sau:
U = U1 = U2 = … = Un
Q = Q1 + Q2 +…+ Qn
C = C1 + C2 +…+ Cn
………..
Nội dung video Bài 21: Tụ điện còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.