Video giảng Vật lí 11 Kết nối Bài 15 Thực hành: Đo tốc độ truyền âm
Video giảng Vật lí 11 kết nối Bài 15 Thực hành: Đo tốc độ truyền âm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 15: THỰC HÀNH: ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tốc độ truyền âm trong không khí.
- Lắp ráp được dụng cụ thí nghiệm để đo tốc độ truyền âm trong không khí.
- Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác.
- Xác định được sai số của phép đo.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Âm thanh truyền trong một môi trường có tốc độ xác định, làm thế nào để đo được tốc độ truyền âm trong không khí bằng dụng cụ thí nghiệm?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm
Em hãy nêu các dụng thí nghiệm được sử dụng trong thực hành đo tốc độ truyền âm.
Video trình bày nội dung:
(1) ống trụ làm bằng thủy tinh hữu cơ trong suốt, có đường kính trong 40 mm, dài 670 mm, có chia độ 0 : 660 mm.
(2) pit-tông làm bằng thép bọc nhựa, có vạch dấu, nối với dây kéo và ròng rọc, có thể di chuyển dễ dàng trong ống.
(3) máy phát tần số phát ra tín hiệu có dạng hình sin.
(4) một loa nhỏ.
(5) giá đỡ ống trụ.
Nội dung 2: Thảo luận thiết kế phương án thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí
Nối máy phát tần số với loa, bật công tắc nguồn của máy phát tần số, điều chỉnh biên độ và tần số để nghe rõ âm (hoặc dùng búa cao su gõ vào một nhánh của âm thoa), đồng thời dịch chuyển dẫn pít-tông ra xa loa. Trả lời câu hỏi sau:
a) Theo em: Khi pít-tông di chuyển, độ to của âm thanh nghe được thay đổi như thế nào?
b) Vậy khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của pít-tông mà âm thanh nghe được to nhất cho phép xác định đại lượng nào của sóng âm?
c) Cần đo đại lượng nào để tính được tốc độ truyền âm?
Video trình bày nội dung:
a) Khi pit-tông di chuyển, có những vị trí âm to nhất và vị trí không nghe thấy âm vì âm thanh phát ra và phản xạ trên pit-tông là hai sóng âm có cùng tần số nhưng truyền theo hai hướng ngược nhau và xuất hiện hiện tượng sóng dừng.
b) Khoảng cách giữa vị trí liên tiếp của pit-tông mà âm thanh to nhất cho biết khoảng cách giữa hai điểm sóng dừng có biên độ cực đại.
c) Tạo sóng dừng bằng cách di chuyển pit-tông để độ dài cột không khí bằng số nguyên lần nửa bước sóng, đo khoảng cách giữa hai lần âm nghe to nhất, xác định tốc độ truyền âm trong không khí v = 2df
Nội dung 3: Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí
Em hãy trình bày các bước để tiến hành thí nghiệm?
Video trình bày nội dung:
Bước 1: Điều chỉnh máy phát tần số đến giá trị 500 Hz.
Bước 2: Dùng dây kéo pit-tông di chuyển trong ống thủy tinh, cho đến lúc âm thanh nghe được to nhất. Xác định vị trí âm thanh nghe được là lớn nhất lần 1. Đo chiều dài cột khí l1. Ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 15.1.
Bảng 15.1
Tần số nguồn âm f = …±…Hz.
Chiều dài cột không khí khi âm to nhất (mm) | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Giá trị trung bình (l) | Sai số Δ |
l1 | … | … | … | … | … |
l2 | … | … | … | … | … |
Bước 3: Thực hiện thao tác thêm hai lần nữa.
.………..
Nội dung video Bài 15: Thực hành đo tốc độ truyền âm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.