Video giảng Vật lí 11 Kết nối Bài 10 Thực hành: Đo tần số của sóng âm
Video giảng Vật lí 11 kết nối Bài 10 Thực hành: Đo tần số của sóng âm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: THỰC HÀNH: ĐO TẦN SỐ CỦA SÓNG ÂM
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tần số của sóng âm bằng micro hoặc cảm biến âm thanh và dao động kí.
- Lắp ráp được dụng cụ thí nghiệm để đo được tần số của sóng âm.
- Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác.
- Xác định được sai số của phép đo.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bây giờ cô có nhiệm vụ sau cho cả lớp:
- Chia lớp thành 8 nhóm (Mỗi nhóm từ 6 HS) có sơ đồ chỗ ngồi và số thứ tự các thành viên của mỗi nhóm.
- Các nhóm nhanh chóng về vị trí mỗi nhóm và cùng trao đổi ghi tên các dụng cụ đo điện mà em biết vào giấy nhớ của nhóm.
- Nhóm nào làm xong nhanh chóng nộp giấy nhớ cho GV
- Tổng thời gian là 3 phút
- Mỗi nhóm có các thành viên về chỗ ngồi đúng, tìm được tên của từ 4 dụng cụ đo điện trở lên sẽ được nhận được 1+
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. GIỚI THIỆU DAO ĐỘNG KÍ ĐIỆN TỬ
Nội dung 1: Giới thiệu dao động kí điện tử
Tiếp tục bài giảng, giờ cô sẽ thêm các nhiệm vụ nhỏ để cả lớp cùng tìm hiểu nhé:
- Giữ 8 nhóm đã chia ở trên.
- Cô sẽ phát phiếu học tập số 1 hoặc chiếu lên màn hình
- Mỗi nhóm có 7 phút ( 2 phút cá nhân, 5 phút trao đổi nhóm) để tìm hiểu các bước sử dụng máy dao động kí điện tử, sắp xếp các bước vào giấy nhớ cá nhân sau đó tổng hợp vào phiếu trả lời chung của nhóm, thuyết trình cho nhau nghe về các bước sử dụng và có minh họa bằng thiết bị.
Video trình bày nội dung:
- Dao động kí là thiết bị dùng để hiển thị trên màn hình dạng tín hiệu đưa vào cần quan sát. Khoảng tần số đo được phụ thuộc vào từng loại dao động kí.
- Dao động kí có các tính năng cơ bản sau:
+ Đo cường độ của tín hiệu dao động điện.
+ Đo tần số, chu kì, khoảng thời gian của tín hiệu dao động điện.
- Cách sử dụng dao động kí để đo tín hiệu:
+ Nối que đo vào chân cắm tín hiệu vào.
+ Chọn dạng tín hiệu đo AC hoặc DC.
+ Nối dao động kí với bộ nguồn và bật công tắc.
+ Sử dụng dây đo nối với đầu tín hiệu cần đo.
+ Nhấn nút TRIGGER để chế độ là Auto.
+ Nhấn nút VOLTS/DIV điều chỉnh biên độ dao động.
+ Nhấn nút SEC/DIV điều chỉnh giá trị tương ứng với một ô hiển thị trên màn hình.
+ Sử dụng nút điều chỉnh lên xuống đô thị tín hiệu.
II. THỰC HÀNH ĐO TẦN SỐ SÓNG ÂM
Nội dung 2: Thảo luận thiết kế phương án đo tần số sóng âm trong phòng thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm đo tần số âm
Các bạn ơi, chúng ta sẽ tiếp tục hành trình khám phá khoa học với một nhiệm vụ thật thú vị. Các nhóm vẫn giữ nguyên như cũ nhé! Cô sẽ phát phiếu học tập số 2 hoặc chiếu lên màn hình. Mỗi nhóm có 15 phút (5 phút cá nhân, 10 phút nhóm) để đề xuất phương án thí nghiệm trên giấy nhớ cá nhân sau đó trao đổi và tổng hợp vào phiếu trả lời chung của nhóm, thuyết trình cho nhau nghe về thứ tự thực hiện các bước thí nghiệm có minh họa bằng thiết bị. Mỗi nhóm có tối đa 30 phút để làm việc, nhóm nào xong nhanh chóng nộp báo cáo. Các bạn đã sẵn sàng chưa?
Video trình bày nội dung:
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Dao động kí điện tử và dây đo (1).
- Micro (2).
- Bộ khuếch đại tín hiệu (3).
- Âm thoa và búa cao su (4).
- Giá đỡ và kẹp giữ âm thoa.
2. Thiết kế phương án thí nghiệm
1. Sóng âm truyền tới dao động kí thông qua micro của bộ khuếch đại tín hiệu. Khi gõ vào âm thoa, âm thoa dao động làm cho không khí xung quanh dao động tạo ra sóng âm, sóng âm được micro thu vào và chuyển hoá thành tín hiệu điện và hiển thị thành đồ thị dao động hiện trên màn hình dao động kí.
2. Sóng âm được đưa vào micro giống như một dao động cưỡng bức chịu ngoại lực tuần hoàn do dao động của âm thoa gây ra, nên tần số của sóng âm bằng với tần số dao động của âm thoa, khi đó dao động của sóng âm được hiển thị trên dao động kí có tần số đúng bằng tần số dao động của âm thoa.
3. Bố trí thí nghiệm như Hình 10.4 SGK và thực hiện các bước tiến hành thí nghiệm.
4. Để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn, cần giữ yêu lặng hoặc đặt âm thoa và micro trong hộp cách âm (nếu có).
……………………..
Nội dung video Bài 10 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.