Video giảng Vật lí 11 Kết nối Bài 6 Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng.

Video giảng Vật lí 11 kết nối Bài 6 Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng.. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 6: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG (2 TIẾT)

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được ví dụ thực tế về dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng.
  • Thảo luận, đánh giá được sự có lợi hay có hại của cộng hưởng trong một số trường hợp cụ thể.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em có bao giờ tự hỏi tại sao khi chơi xích đu, để xích đu tiếp tục dao động, người mẹ thỉnh thoảng lại đẩy nhẹ vào ghế xích đu? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bí mật khoa học ẩn sau trò chơi quen thuộc này đấy!

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. DAO ĐỘNG TẮT DẦN

Nội dung 1: Tìm hiểu dao động tắt dần

Bây giờ, cô có một vài câu hỏi dành cho cả lớp. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ và đưa ra câu trả lời nhé.

Nêu nhận xét của em về biên độ, chu kì (tần số) dao động của con lắc trong thí nghiệm khảo sát dao động tắt dần của con lắc đơn. 

Trong dao động tắt dần của con lắc đơn, tại sao biên độ dao động giảm dần và cuối cùng con lắc dừng lại? 

Nêu ví dụ thực tế và dao động tắt dần và cho biết dao động tắt dần là có lợi hay hại trong mỗi trường hợp đó.

Video trình bày nội dung: 

1. Dao động tự do

Trong các bài trước, ta đã giả thiết không có lực ma sát tác dụng vào con lắc.Con lắc dao động với biên độ và tần số riêng (kí hiệu là f0) không đổi. Dao động như vậy gọi là dao động tự do vì nó chỉ phụ thuộc vào đặc tính của con lắc.

2. Dao động tắt dần

+ Trong dao động tắt dần biên độ giảm dần theo thời gian, còn chu kì (hay tần số) không đổi.

+ Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần.

+ Nguyên nhân làm dao động tắt dần là do lực ma sát và lực cản của môi trường.

3. Ứng dụng

- Bộ phận giảm xóc của xe máy là ứng dụng của dao động tắt dần…

Ví dụ về dao động tắt dần:

- Lò xo giảm xóc của mô tô, một số xe đạp sau khi đi qua đoạn đường mấp mô dao động tắt dần thì dao động tắt dần có lợi.

- Dao động của xích đu ở đầu bài là tắt dần, trong trường hợp này dao động tắt dần là có hại vì muốn duy trì dao động thì lại cần phải bù năng lượng cho nó.

II. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Nội dung 2: Tìm hiểu dao động cưỡng bức

Để hiểu sâu hơn về bài học hôm nay, cô muốn các em cùng nhau thực hiện thí nghiệm:

+ dự đoán kết quả.

+ giải thích kết quả thu được.

- Sau đó em hãy nêu đặc điểm của biên độ và tần số khi dao động cưỡng bức ổn định. Hãy cho biết biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Video trình bày nội dung: 

1. Khái niệm dao động cưỡng bức

Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số f bất kì. Khi dao động ổn định, tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực.

2. Đặc điểm:

Dao động cưỡng bức khi ổn định có những đặc điểm sau đây:

- Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực, độ lớn lực cản của môi trường, độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ dao động.

III. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG

Nội dung 3: Tìm hiểu hiện tượng cộng hưởng 

Hãy cho biết điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng và giải thích tại sao biên độ dao động đạt tới giá trị cực đại. Em hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng cộng hưởng có lợi và có hại trong thực tế.

Video trình bày nội dung: 

1. Định nghĩa

Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.

- Điều kiện f = f0 gọi là điều kiện cộng hưởng.

2. Giải thích

Khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động thì hệ được cung cấp năng lượng một cách nhịp nhàng, đúng lúc, do đó biên độ dao động của hệ tăng lên. Biên độ dao động đạt tới giá trị cực đại khi tốc độ tiêu hao năng lượng do ma sát bằng tốc độ cung cấp năng lượng cho hệ.

3. Hiện tượng cộng hưởng trong đời sống

- Cộng hưởng là một hiện tượng vật lí quan trọng có thể xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau.

- Tùy từng trường hợp mà hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có thể có hại.

……………………..

Nội dung video Bài 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác