Video giảng vật lí 10 chân trời bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do
Video giảng vật lí 10 chân trời bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 8. THỰC HÀNH ĐO GIA TỐC RƠI TỰ DO
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Biết phương án thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; có tinh thần tôn trọng ý kiến bạn học, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Có người cho rằng sự rơi nhanh hay chậm của một vật là phụ thuộc vào khối lượng của nó. Vật có khối lượng lớn hơn sẽ rơi nhanh hơn và vật có khối lượng nhẹ hơn thì sẽ rơi chậm hơn. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung. Thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do
Em hãy thực hành thí nghiệm thả đồng thời một viên bi và một tờ giấy từ cùng một độ cao.
a) Nhận xét về thời gian di chuyển từ khi bắt đầu thả đến khi chạm đất của hai vật.
b) Hãy dự đoán trong điều kiện nào thì hai vật sẽ chạm đất đồng thời.
Video trình bày nội dung:
1. Thiết kế phương án thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do
Trả lời:
*Thảo luận 1:
a. Thời gian di chuyển từ khi bắt đầu thả đến khi chạm đất của viên bi ngắn hơn của tờ giấy (phẳng). Do diện tích tiếp xúc của tờ giấy lớn hơn nên lực cản của không khí tác dụng vào tờ giấy là đáng kể.
b. Điều kiện để hai vật chạm đất đồng thời là diện tích tiếp xúc của hai vật là như nhau để lực cản tác dụng lên hai vật là như nhau. Ta có thể vo tròn tờ giấy lại để lực cản tác dụng vào tờ giấy là không đáng kể.
*Thảo luận 2:
Phương án thí nghiệm: Sử dụng MODE B ở đồng hồ đo thời gian hiện số để xác định vận tốc tức thời tại B (tương tự thí nghiệm ở bài 7). Ta xác định gia tốc rơi tự do thông qua đồ thị vận tốc – thời gian.
Ưu điểm:
+ Có thể sử dụng phương án này để chứng minh sự rơi của viên bi (có thể xem gần đúng là rơi tự do) là chuyển động nhanh dần đều.
+ Vận dụng được đồ thị v – t để xác định gia tốc rơi tự do.
Nhược điểm:
+ Thực hiện nhiều thao tác hơn phương án gợi ý ở SGK.
+ Do có sai số của vận tốc và thời gian nên việc xác định gia tốc từ đồ thị có thể kém chính xác hơn.
………..
Nội dung video bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.