Video giảng vật lí 10 chân trời bài 17: Động năng và thế năng. định luật bảo toàn cơ năng
Video giảng vật lí 10 chân trời bài 17: Động năng và thế năng. định luật bảo toàn cơ năng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 17. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG (4 tiết)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS nêu được khái niệm, công thức tính, đơn vị của động năng, thế năng.
- Biết cách xác định cơ năng và phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng nhắc lại định luật bảo toàn năng lượng đã được học ở bài 15.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Động năng.
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Khi một vật chịu lực tác dụng thì vật sẽ dịch chuyển với vận tốc như thế nào?
- Công của lực được xác định bằng công thức nào?
- Phát biểu định lí động năng?
- Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Động năng là đại lương có hướng hay vô hướng?
- Giá trị của biểu thức tính động năng có giá trị âm hay dương? Vì sao?
Video trình bày nội dung:
- Khi một vật chịu lực tác dụng thì vật sẽ dịch chuyển với vận tốc tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo hướng của vectơ lực và vectơ độ dịch chuyển.
- Xét một vật bắt đầu chuyển động với gia tốc a, dưới tác dụng của một lực F=m. a không đổi, vật dịch chuyển cùng hướng với vectơ lực. Sau một khoảng thời gian, tốc độ của vật là v. Công của lực thực hiện trên quãng đường này là:
A= F.d= F.s= 12m.v2
- Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của một vật trong khoảng thời gian ∆t bằng công của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật.
- Động năng là đại lượng vô hướng và giá trị của biểu thức tính động năng 12m.v2 không bao giờ âm vì giá trị m>0 và v2≥0.
Nội dung 2. Thế năng
Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Khi vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng, công của trọng lực được xác định như thế nào?
- Giá trị công của trọng lực và phần năng lượng của vật bị chuyển hóa khi di chuyển theo phương thẳng đứng có mối liên hệ như thế nào?
- Nêu mối quan hệ giữa độ biến thiên thế năng trọng trường và công của trọng lực.
Video trình bày nội dung:
- Khi vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng, công của trọng lực được xác định : A2=P.h.cosθ= m.g.h= A1
- Giá trị công của trọng lực cũng chính là phần năng lượng của vật bị chuyển hóa khi di chuyển theo phương thẳng đứng.
- Độ biến thiên thế năng trọng trường bằng về độ lớn nhưng trái dấu với công của trọng lực.
………..
Nội dung video bài 17: Động năng và thế năng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.