Video giảng vật lí 10 chân trời bài 15: Năng lượng và công

Video giảng vật lí 10 chân trời bài 15: Năng lượng và công. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 15. NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG (4 tiết)

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết được vai trò của năng lượng đối với thực tiễn.
  • Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
  • Nhận biết và viết được công thức công của một lực.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Theo các em, có phải tự nhiên mà chiếc xe ô tô có thể chạy được trên đường, cơm bỏ vào nồi cơm điện tự chín, cây cối tự xuất hiện và phát triển tươi tốt? 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Nội dung 1. Năng lượng

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

- Nêu khái niệm năng lượng. 

- Năng lượng là đại lượng có hướng hay vô hướng? Tồn tại ở dạng nào? 

- Quá trình truyền năng lượng có đặc điểm gì?

- Đơn vị của năng lượng là gì?

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Tất cả mọi quá trình như: xe chuyển động trên đường, thuyền chuyển động trên nước, bánh được nướng trong lò, đèn chiếu sáng, sự phát triển của thực vật và động vật, sự tư duy của con người đều cần đến năng lượng.

Năng lượng là một đại lượng vô hướng. 

- Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau. 

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.

- Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là Jun (J).

- Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. Một calo là một năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước thêm 1oC.

1 cal = 4,184J.

Nội dung 2. Định luật bảo toàn năng lượng.

Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

- Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng.

- Khi dùng giấy nhám chà phẳng bề mặt có sự chuyển hóa năng lượng nào?

- Khi nhấc bình nước lên vai, có sự chuyển hóa năng lượng nào?

- Trình bày mô hình thủy điện. 

Video trình bày nội dung:

- Phát biểu: Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy năng lượng luôn được bảo toàn

- Quá trình chuyển hóa năng lượng:

+ Khi dùng giấy nhám chà phẳng bề mặt, công của lực đẩy và ma sát chuyển động năng của tay và giấy nhám thành nhiệt năng.

+ Khi nhấc bình nước lên vai, công của lực nâng chuyển động năng của tay và bình nước thành thế năng của bình nước

- Mô hình thủy điện:

+ Mục đích nghiên cứu: năng lượng của nguồn nước có thể chuyển hóa thành năng lượng điện để thắp sáng bóng đèn. 

+ Mô hình gồm có: một bể nước, một bình chứa nước được đặt trên cao,  một máy phát điện có gắn tuabin, một bóng đèn được nối với máy phát điện bằng dây điện. 

+ Cách thức hoạt động: Nước từ bể chứa được đưa lên bình chứa, sau đó chảy từ trên cao xuống làm quay tuabin của máy phát điện và làm sáng bóng đèn. 

………..

Nội dung video bài 15: Năng lượng và công còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác