Video giảng vật lí 10 chân trời bài 21: Chuyển động tròn. lực hướng tâm
Video giảng vật lí 10 chân trời bài 21: Chuyển động tròn. lực hướng tâm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 21. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN. LỰC HƯỚNG TÂM (2 tiết)
Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Biết được khái niệm và công thức tính lực hướng tâm.
- Biết vận dụng lực hướng tâm vào thực tế.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Em có nhận xét gì về mặt đường đua trong Hình 21.1? Tại sao người ta phải xây dựng mặt đường ở một số đoạn vòng cung có độ nghiêng so với phương ngang như vậy?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Lực hướng tâm
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Theo em, những đại lượng nào liên quan đến lực hướng tâm?
- Khi một chất điểm có khối lượng m, chuyển động tròn đều với gia tốc hướng tâm aht thì lực tác dụng lên vật
- Lực hướng tâm là gì? Có đặc điểm gì?
- Điều kiện để một vật có thể chuyển động tròn đều là gì?
- Tại sao đến đoạn đường cua, tài xế cần giảm tốc độ?
Video trình bày nội dung:
- Đại lượng mà em đã học sẽ liên quan đến lực hướng tâm là:
+ Gia tốc hướng tâm:
a = v2R=2.R
+ Định luật II Newton: F = m.a.
- Khi một chất điểm có khối lượng m, chuyển động tròn đều với gia tốc hướng tâm aht thì lực tác dụng lên vật có mối liên hệ như sau:
Fht=m. aht
- Fht có phương dọc theo bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo, và được gọi là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi và bằng:
Fht=m.aht=m. v2R = m.2.R
- Điều kiện để một vật có thể chuyển động tròn đều: Hợp lực tác dụng lên vật phải hướng vào tâm của quỹ đạo của vật. Hợp lực này là lực hướng tâm.
- Khi ô tô chạy theo đường vòng cung, xe có xu hướng trượt ra ngoài. Do đó, tài xế cần chú ý giảm tốc độ và tránh cua gấp để giảm xu hướng trượt ra ngoài.
Nội dung 2. Ứng dụng trong thực tế của chuyển động tròn.
Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Phát biểu khái niệm chuyển động tròn.
- Với một chuyển động cong ta có thể phân tích chuyển động đó như thế nào?
- Xác định tốc độ góc của chuyển động tròn.
- Hãy lấy ví dụ về chuyển động tròn đều và chuyển động tròn không đều.
- Trong chuyển động tròn, mỗi điểm trên bán kính đều:
+ Có cùng tốc độ góc không?
+ Có cùng tốc độ chuyển động không?
- Tốc độ của một chất điểm chuyển động tròn được tính như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Một chất điểm chuyển động tròn khi có quỹ đạo là đường tròn.
- Ta có thể phân tích chuyển động cong bất kì thành chuỗi liên tiếp các chuyển động thẳng và tròn.
- Tốc độ góc trong chuyển động tròn có giá trị bằng góc quay được bởi bán kính trong một đơn vị thời gian:
ω=∆α∆t
- Chuyển động của kim giây đồng hồ là chuyển động tròn đều.
- Chuyển động của cánh quạt bắt đầu quay không phải là chuyển động tròn đều.
- Trong chuyển động tròn, mỗi điểm trên bán kính đều có cùng tốc độ góc, nhung vì mỗi điểm này có thể có quãng đường chuyển động khác nhau nên tốc độ chuyển động của chúng cũng sẽ khác nhau.
- Tốc độ của một chất điểm chuyển động tròn được tính bằng quãng đường mà chất điểm di chuyển được trong một đơn vị thời gian.
v = s∆t
………..
Nội dung video bài 21: Chuyển động tròn. Lực hướng tâm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.