Video giảng vật lí 10 chân trời bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

Video giảng vật lí 10 chân trời bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 6. THỰC HÀNH ĐO TỐC ĐỘ CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nắm được các phương pháp đo tốc độ thông dụng.
  • Thiết kế và thực hiện thí nghiệm đo tốc độ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Kim đồng hồ ở phía bên trái đang cho ta biết điều gì? Nêu công dụng của nó?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Thí nghiệm đo tốc độ

Em hãy dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm được gợi ý hãy thiết kế và thực hiện phương án xác định tốc độ tức thời của viên bi tại vị trí cổng quang điện A (hoặc B).

Video trình bày nội dung:

1. Thiết kế phương án thí nghiệm đo tốc độ.

a. Dụng cụ thí nghiệm

- Thang đo: có 2 thang đo, có ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của đồng hồ tương ứng là: 9,999 s – 0,001 s và 99,99 s – 0,01 s.

- MODE: Núm này dùng để chọn chế độ làm việc của đồng hồ.

+ MODE A và B: để đo thời gian vật chắn cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B

+ MODE A + B: để đo tổng thời gian vật chắn cổng quang điện A và cổng quang điện B

+ A ↔ B để đo khoảng thời gian từ lúc vật bắt đầu chắn cổng quang điện A đến thời điểm vật bắt đầu chắn cổng quang điện B.

+ MODE T: Trong chương trình THPT, ta không dùng đến chế độ này.

b. Tiến hành làm thí nghiệm

- Thiết kế phương án:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như sau (theo gợi ý SGK).

Bước 2: Xác định được đường kính d của viên bi.

Bước 3: Chọn thang đo 9,999 s – 0,001 s.

Bước 4: Chọn chế dộ đo MODE A hoặc MODE B.

Bước 5: Đưa viên bi lại gần nam châm điện sao cho viên bi hút vào nam châm. Ngắt công tắc điện để viên bi bắt đầu chuyển động xuống đoạn dốc nghiêng và đi qua cổng quang điện cần đo thời gian.

Bước 6: Xác định được thời gian viên bi chuyển động qua cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B.

Bước 7: Sử dụng công thức v= ta sẽ xác định được tốc độ tức thời  của viên bi.

Nội dung 2: Một số phương pháp đo tốc độ

Em hãy kể tên một số thiết bị dùng để đo tốc độ chuyển động của vật. Nêu ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng loại thiết bị đó.

Video trình bày nội dung:

Một số thiết bị thông dụng được sử dụng để đo tốc độ:

  • Đồng hồ bấm giờ: Thường dùng để đo tốc độ trung bình của vật chuyển động. Được ứng dụng để đo tốc độ chạy trong lớp thể dục, đo tốc độ rơi tự do từ một độ cao xác định.

+ Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm: Kém chính xác do phụ thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ.

  • Cổng quang điện: Thường được dùng để đo tốc độ tức thời và tốc độ trung bình của vật chuyển động trong phòng thí nghiệm.

+ Ưu điểm: Kết quả chính xác hơn do không phụ thuộc vào người thực hiện.

+ Nhược điểm: Lắp đặt phức tạp, chỉ đo được cho các vật có kích thước phù hợp để có thể đi qua được cổng quang điện.

  • Súng bắn tốc độ: Đo trực tiếp tốc độ tức thời của các phương tiện giao thông. Thường được Cảnh sát giao thông sử dụng trong việc kiểm soát tốc độ của các phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường.

+ Ưu điểm: Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao.

+ Nhược điểm: Giá thành cao.

………..

Nội dung video bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác