Video giảng vật lí 10 chân trời bài 7. Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều

Video giảng vật lí 10 chân trời bài 7. Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7. GIA TỐC – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết được công thức, ý nghĩa và đơn vị của gia tốc.
  • Biết được đồ thị vận tốc – thời gian.
  • Biết chuyển động biến đổi.
  • Biết các công thức, phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trong giải đua xe F1( Hình 7.1), các tay đua phải hoàn thành một chặng đua dài khoảng 300km trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong quá trình đua, các tay đua bắt buộc phải vào trạm dừng thay lốp mới và nạp thêm nhiên liệu. Trong khoảng thời gian từ khi xe vào trạm dừng đến khi xe tăng tốc trở lại đường đua, ta thấy vận tốc của xe đã có sự thay đổi rõ rệt. Đại lượng nào đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của xe?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. ĐỒ THỊ VẬN TỐC – THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲN VÀ KHÁI NIỆM GIA TỐC

Nội dung 1. Thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng biến đổi.

Các em hãy chia lớp thành 4 tổ và cô sẽ phát cho mỗi tổ một bộ dụng cụ thí nghiệm để thực hành làm thí nghiệm.

Nội dung 2. Gia tốc.

Em hãy cho biết chuyển động biến đổi là gì? Vẽ sơ đồ tư duy để tìm hiểu kiến thức về đại lượng gia tốc.

Video trình bày nội dung:

Chuyển động mà trong suốt quá trình chuyển động của nó, vận tốc tức thời của vật có độ lớn thay đổi theo thời gian thì được gọi là chuyển động biến đổi.

Sơ đồ tư duy:

BÀI 7. GIA TỐC – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Lưu ý: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều được chia làm hai loại:

- Chuyển động thẳng nhanh dần đều, độ lớn vận tốc tăng đều theo thời gian, a và v cùng chiều.

- Chuyển động thẳng chậm dần đều, độ lớn vận tốc giảm đều theo thời gian, a và v ngược chiều.

*Kết luận:

- Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian được gọi là gia tốc. Trong chuyển động thẳng, gia tốc trung bình được xác định theo công thức: 

atb= ∆v∆t = v2-v1∆t (7.1)

- Gia tốc tức thời tại một điểm có giá trị bằng độ dốc của tiếp tuyến của đồ thị (v -t) tại thời điểm đó. 

- Đơn vị của gia tốc: m/s2

Lưu ý: Để xác định được dấu của vận tốc trong biểu thức 7.1, ta phải so sánh chiều của vận tốc so với chiều dương quy ước. 

- Có thể dựa vào  giá trị của gia tốc tức thời để phân chuyển độngt hành những loại sau:

+ a=0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.

+ a0 và = hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc thay đổi (tăng hoặc giảm) đều theo thời gian.

+ a0 nhưng không phải hằng số: Chuyển động thẳng biến đổi phức tạp. Trong chương trình vật lí phổ thông, không xét đến trường hợp này.

Nội dung 3. Vận dụng đồ thị (v - t) để xác định độ dịch chuyển. 

Em hãy nêu nhận xét về tính chất chuyển động của vật có đồ thị (v – t) được biểu diễn trong hình 7.5.

Video trình bày nội dung:

+ Xét vật chuyển động thẳng đều, vận tốc của vật có độ lớn không đổi theo thời gian và được biểu diễn bởi đồ thị (v - t) trong hình 7.5. Từ công thức 4.3, ta có thể rút ra được độ dịch chuyển của vật trong thời gian ∆t= t2-t1là d= v.( t2-t1) bằng diện tích hình chữ nhật ABCD trong hình 7.5.

Kết luận: Độ dịch chuyển trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bằng phần diện tích được giới hạn bởi các đường v(t), v=0, t=t1, t=t2 trong đồ thị (v – t).

………..

Nội dung video bài 7: Gia tốc – chuyển động thẳng biến đổi đều còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác