Video giảng vật lí 10 chân trời bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Video giảng vật lí 10 chân trời bài 11: Một số lực trong thực tiễn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN (4 tiết)

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết được một số lực trong thực tiễn: trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes
  • Nắm vững kiến thức về khối lượng riêng, áp suất chất lỏng.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Ta biết rằng lực có thể làm biến dạng hoặc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Trong thực tế, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu tác động của lực kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái Đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra. Những lực này có đặc điểm gì?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

Hãy cho biết lực nào làm cho vật rơi?

- Hãy cho biết trọng lực là gì? Có những đặc điểm nào?

- Trọng lực tác dụng lên vật bằng bao nhiêu khi vật đứng yên?

- Vị trí trọng tâm của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Nêu khái niệm lực ma sát. 

- Lực căng dây là gì?Xuất hiện ở đâu?

Video trình bày nội dung:

Lực làm cho vật rơi chính là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật, còn được gọi là trọng lực P.

- Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật. 

- Trọng lực có: Điểm đặt tại một vị trí đặc biệt gọi là trọng tâm. Hướng vào tâm Trái Đất. Độ  lớn P = m.g.

- Khi một vật đứng yên trên mặt đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

- Vị trí của trọng tâm phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật, có thể nằm bên trong vật hoặc bên ngoài vật. 

- Khái niệm: Lực ma sát là lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. Có tác dụng chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. 

- Lực căng dây chính là lực đàn hồi của dây tạo ra. 

- Lực căng dây xuất hiện tại mọi điểm trên dây.

Nội dung 2. Xây dựng biểu thức xác định độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm có độ sâu khác nhau trong chất lỏng và giải thích về lực nâng tác dụng lên một vật trong chất lỏng.

Em hãy trình bày công thức xác định khối lượng riêng của một chất, áp suất? Xác định độ chênh lệch áp suất ∆p giữa 2 điểm A và B.

Video trình bày nội dung:

- Công thức xác định khối lượng riêng của 1 chất:

ρ=mV

Với m là khối lượng của vật được làm bằng chất ấy, V là phần thể tích của vật.

- Công thức tính áp suất:

p = FS

Với F là độ lớn áp lực, S là diện tích mặt bị ép.

- Độ chênh lệch áp suất ∆p giữa 2 điểm A và B là:

∆p=pA-pB = ρ.g.hA-ρ.g.hB

= ρ.g.(hA-hB)= ρ.g. ∆h

Nội dung 3. Vận dụng biểu thức độ chênh lệch áp suất.

Theo em, việc vận dụng biểu thức xác định độ chênh lệch áp suất để giải bài tập và giải thích những hiện tượng thực tiễn có mấy bước?

Video trình bày nội dung:

- Có 3 bước:

Bước 1: Cần phải đảm bảo trường hợp đang xét là xét tại hai điểm trong cùng một vật thể có chứa chất lỏng. Hoặc xét tại hai điểm khác nhau của hai vật thể khác nhau nhưng chất lỏng trong hai vật thể đó phải là đồng chất, hình dáng của hai vật thể phải là giống nhau. 

Bước 2: Xác định được độ cao tính từ điểm đang xét đến mặt thoáng chất lỏng. 

Bước 3: Áp dụng công thức tính độ chênh lệch áp suất: ∆p= ρ.g. ∆h

………..

Nội dung video bài 11: Một số lực trong thực tiễn còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác