Video giảng Toán 9 kết nối Bài 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Video giảng Toán 9 kết nối Bài 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay! 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Giải một số bài toán bằng cách lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận nhận biết các ẩn và các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
  • Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Giải quyết vấn đề toán học: phân tích, lập luận để ứng dụng hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết các bài toán thực tế.
  • Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng máy tính cầm tay.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng nhau nghiên cứu câu hỏi sau đây:

Một hội chợ được tổ chức, vé vào cổng được bán với giá 1,5 USD cho trẻ em và 4 USD cho người lớn. Trong một ngày có 2 200 khách tham quan hội chợ và số tiền vé thu được là 5 050 USD. 

Theo các em, số người lớn và trẻ em tham gia hội chợ lần lượt là?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Em có thể đoán được hệ phương trình được sử dụng trong giải bài toán như thế nào không? 

Video trình bày nội dung: 

Bước 1: Lập hệ phương trình:

   + Đặt ẩn và tìm điều kiện của ẩn (nếu có).

   + Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

   + Lập hệ phương trình biểu diễn tương quan giữa các đại lượng.

Bước 2: Giải hệ phương trình.

Bước 3: So sánh với điều kiện và kết luận.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố lại kiến thức bài, chúng ta hãy cùng nhau giải các bài tập trong sách giáo khoa nhé.

Bài 1.15 trang 23 sgk toán 9 tập 1 kntt

Tìm số tự nhiên N có hai chữ số, biết rằng tổng của hai chữ số đó bằng 12, và nếu viết hai chữ số đó theo thứ tự ngược lại thì được một số lớn hơn N 36 đơn vị.

Video trình bày nội dung:

Gọi chữ N cần tìm có dạng ab (a, b ∈N;0<a≤9;0≤b≤9)

Tổng của hai chữ số đó bằng 12 nên ta có phương trình a + b =12.

Chữ số viết ngược lại có dạng ba.

Ta được số mới lớn hơn số đã cho là 36 đơn vị nên ta có phương trình ba-ab=36

Nên 10b + a – (10a + b) = 36 suy ra 9b – 9a = 36 hay b – a = 4.

Từ đó ta có hệ phương trình {a+b=12 b-a=4 

Cộng từng vế của hai phương trình ta có (a + b) + (b – a) = 12 + 4 hay 2b = 16 nên b = 8 (thỏa mãn)

Thay b = 8 vào phương trình thứ nhất ta có a + 8 = 12 nên a = 4 (thỏa mãn)

Vậy số cần tìm N là 48.

….

Nội dung video bài 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác