Video giảng Toán 6 chân trời bài 4: Biểu đồ cột - Biểu đồ kép
Video giảng Toán 6 Chân trời bài 4: Biểu đồ cột - Biểu đồ kép. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
TIẾT 66 + 67 + 68 + 69 – BÀI 4: BIỂU ĐỒ CỘT – BIỂU ĐỒ CỘT KÉP
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu trên biểu đồ cột và biểu đồ cột kép.
- Hiểu được mối liên hệ giữa biểu đồ cột và biểu đồ cột kép.
- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở biểu đồ cột và biểu đồ cột kép.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy quan sát, suy nghĩ, trao đổi nhóm, vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Ôn tập biểu đồ cột
Em hiểu thế nào là biểu đồ cột?
Video trình bày nội dung:
Biểu đồ cột: Là biểu đồ biểu diễn dữ liệu vẽ các cột không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho.
Nội dung 2: Đọc biểu đồ cột
Theo em, làm thế nào để đọc được biểu đồ cột?
Video trình bày nội dung:
Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó ( cần lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu).
Nội dung 3: Vẽ biểu đồ cột
Em hãy trình bày các bước để biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ cột?
Video trình bày nội dung:
Để vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau:
- Trục ngang. Ghi danh sách đối tượng thống kê.
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia.
Bước 2 : Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ những cột hình chữ nhật:
- Cách đều nhau;
- Có cùng chiều rộng;
- Có chiều cao thể hiện số liệu của các dối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột ( nếu cần).
Nội dung 4: Giới thiệu biểu đồ cột kép
Em hãy cho biết ý nghĩa của biểu đồ cột kép?
Video trình bày nội dung:
Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép hai biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
Nội dung 5: Đọc biểu đồ cột kép
Em hãy trình bày cách đọc biểu đồ cột kép?
Video trình bày nội dung:
Đọc biểu đồ cột kép cũng tương tự như đọc biểu đồ cột, nhưng lưu ý với mỗi đối tượng thống kê, ta thường đọc một cặp số liệu để tiện so sánh sự hơn kém, tăng giảm.
Nội dung 6: Vẽ biểu đồ cột kép
Em hãy trình bày cách vẽ biểu đồ cột kép?
Video trình bày nội dung:
Cách vẽ biểu đồ cột kép tương tự như cách vẽ biểu đồ cột. Nhưng tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, ta vẽ hai cột sát cạnh nhau thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó. Mỗi loại số liệu khác nhau tô màu khác nhau,còn các cột thể hiện cùng một bộ dữ liệu được tô chung một màu để thuận tiện cho việc đọc biểu đồ.
………..
Nội dung video Bài 4: Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.