Video giảng Toán 6 chân trời bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Video giảng Toán 6 Chân trời bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3. CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN. 

Kính chào các em học sinh đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhớ lại quy tắc cộng trừ nhân chia số tự nhiên.

- Nhận biết các tính chất của các phép tính.

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính như tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có,...

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

-  GV cho bài toán: 

Cho T = 11 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009) + 89 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009)

Có cách nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?”.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Phép cộng và phép nhân

- GV cho HS đọc đề bài Thực hành 1 và yêu cầu thảo luận nhóm giải bài toán.

- GV cho HS lên bảng trình bày bài giải.

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, trao đổi và thực hiện HĐKP1.

Video trình bày nội dung:

Thực hành 1:

Số tiền An đã mua là:

5 × 6000 + 6 × 5000 + 2 × 5000 = 70 000 (đồng).

Số tiền còn lại của An là:

100 000 – 70 000 = 30 000 đồng.

Hoạt động khám phá 1:

1 890 + 72 645 = 74 535 => Đúng. 

Trong đó: 1 890 và 72 645 là các số hạng, 74 535 là tổng.

363 × 2 018 = 732 534 => Đúng

Trong đó: 363 và 2 018 là các thừa số, 732 534 là tích.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

Ví dụ: a × b = a.b; 6 × a × b =6.a.b = 6ab;

            363 × 2018 =363.2018

Nội dung 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

- GV chia lớp thành 4 nhóm và hoạt động trong 3p:

+ GV yêu cầu Nhóm 1 và Nhóm 3 hoàn thành HĐKP2 ý a), b), d)

+ GV yêu cầu Nhóm 2 và Nhóm 4 hoàn thành HĐKP2 

-  GV rút ra kiến thức trọng tâm và yêu cầu 1 vài HS đọc. 

Video trình bày nội dung:

* Các tính chất: a, b, c HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG-  GV cho bài toán: “Cho T = 11 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009) + 89 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009)Có cách nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?”.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG-  GV cho bài toán: “Cho T = 11 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009) + 89 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009)Có cách nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?”.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Tính chất giao hoán:

a + b =  b + a

a.b  = b.a

- Tính chất kết hợp:

(a + b) + c =  a + (b + c)

(a . b). c =  a .(b . c)

-  Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c) =  a .b + a.c

- Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1.

a + 0 = a

a . 1 = a

Nội dung3. Phép trừ và phép chia hết.

- GV yêu cầu HS đọc hiểu quan niệm về phép trừ và phép chia hết trong SGK-tr14,15.

- GV đánh giá mức độ hiểu của HS qua các câu hỏi sau:

Kết quả phép trừ a – b = x nghĩa là gì? 

Xác định các thành phần trong phép trừ trên.

+ Kết quả của phép chia hết a : b =x nghĩa là gì? Xác định các thành phần trong phép chia trên.

Video trình bày nội dung:

Hoạt động khám phá 3:

a) Số tiền còn thiếu là: 

200 000 – 80 000 = 120 000 (đồng)

b) Cần phải thực hiện gây quỹ trong: 

120 000 : 20 000 = 6 (tháng)

Vận dụng:

a) Ta có: 36 – 12 = 24 

Vậy 24 năm nữa thì số tuổi An bằng tuổi mẹ An năm nay.

b) Ta có: 36 : 12 = 3

Vậy năm nay số tuổi của mẹ An bằng 3 lần số tuổi của An.

* Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối  với phép trừ:

a. (b –c) = a.b –a.c ( b > c )

………..

Nội dung video bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác