Video giảng Toán 6 chân trời bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
Video giảng Toán 6 Chân trời bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
TIẾT 30 + 31 + 32 + 33 + 34 + 35 : BÀI 3: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được các quy tắc cộng, trừ số nguyên.
- Nhận biết được tính chất của phép cộng số nguyên.
- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em đọc bài toán mở đầu: “Nhiệt độ ban ngày ở Sapa vào một ngày mùa dông là -3oC . Nếu ban đêm giảm thêm 5oC nữa thì nhiệt độ ở đó sẽ là bao nhiêu?”
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Cộng hai số nguyên cùng dấu
Em hãy trình bày cách cộng hai số nguyên cùng dấu.
Video trình bày nội dung:
- Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.
- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
- Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.
Chú ý:
Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có:
(+a) + (+b) = a + b
(-a) + (-b) = - (a +b)
Nội dung 2: Cộng hai số nguyên khác dấu
Em hãy trình bày cách cộng hau số nguyên khác dấu.
Video trình bày nội dung:
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:
- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trước kết quả.
Chú ý:
Khi cộng hai số nguyên trái dấu:
- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.
- Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.
- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.
Nội dung 3: Tính chất của phép cộng
Em hãy trình bày các tính chất của phép cộng.
Video trình bày nội dung:
Phép cộng số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là:
a + b = b + a
Chú ý:
a + 0 = 0 + a
Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp:
( a + b) + c = a + (b + c)
Chú ý:
+ Tổng (a +b) + c hoặc a + (b+c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b +c; a, b, c là các số hạng của tổng.
+ Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng ( tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng ( tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn.
Nội dung 4: Phép trừ hai số nguyên
Em hãy trình bày các tính chất của phép trừ.
Video trình bày nội dung:
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:
a – b = a + (-b)
Chú ý:
- Cho hai số nguyên a và b.. Ta gọi a –b là hiệu của a và b ( a được gọi là số bị trừ, b là số trừ)
- Phép trừ luôn thực hiện được trong tập hợp số nguyên.
=> Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.
Nội dung 5: Quy tắc dấu ngoặc
Em hãy trình bày quy tắc dấu ngoặc.
Video trình bày nội dung:
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc:
+ ( a + b - c) = a + b – c
Có dấu “ – ”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
- ( a + b - c) = -a - b + c
………..
Nội dung video Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.