Video giảng toán 12 chân trời bài 1: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm
Video giảng Toán 12 chân trời bài 1: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 1. KHOẢNG BIẾN THIÊN VÀ KHOẢNG TỨ PHÂN VỊ MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM
Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tính được khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm.
- Giải thích được ý nghĩa, vai trò của khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị trong việc đo mức độ phân tán.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học mới, các em hãy cùng cô giải quyết bài toán mở đầu như sau:
Biểu đồ dưới đây thống kê thời gian tập thể dục buổi sáng mỗi ngày trong tháng 9/2022 của bác Bình và bác An.
Ai là người có thời gian tập đều hơn?
Trong cuộc sống, chúng ta còn có rất nhiều so sánh về sự đồng đều, chẳng hạn như lượng mưa của hai tháng, chiều cao các bạn nữ ở hai lớp,...Vậy làm sao để so sánh được sự đồng đều đó thì bài hôm nay sẽ giúp các em giải quyết được vấn đề đó.”
Bài mới: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Khoảng biến thiên
Tìm hiểu hoạt động 1 và kết luận định nghĩa khoảng biến thiên
Video trình bày nội dung:
Khoảng biến thiên, kí hiệu R, của mẫu số liệu ghép nhóm là hiệu số giữa đầu mút phải của nhóm cuối cùng và đầu mút trái của nhóm đầu tiên có chứa dữ liệu của mẫu số liệu.
- Xét mẫu số liệu ghép nhóm được cho ở bảng sau:
Bảng 1
Nhóm | Tần số |
[u1;u2) | n1 |
[u2;u3) | n2 |
|
|
[uk;uk+1) | nk |
Nếu n1 và nk cùng khác 0 thì:
R=Uk+1-U1.
Nội dung 2. Khoảng tứ phân vị
Thực hiện HĐ2 rút ra kết luận định nghĩa khoảng phân vị
Video trình bày nội dung:
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu ∆Q là hiệu giữa tứ phân vị thứ ba Q3 và tứ phân vị thứ nhất Q1 của mẫu số liệu ghép nhóm đó, tức là:
∆Q=Q3-Q1.
...........
Nội dung video Bài 1: Vectơ và các phép toán trong không gian còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.