Video giảng tin học 10 kết nối bài 9: An toàn trên không gian mạng
Video giảng tin học 10 kết nối bài 9: An toàn trên không gian mạng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG (2 TIẾT)
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên Internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn, trình bày được một số cách đề phòng.
- Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt trên mạng, biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã độc), biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm xấu.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Không gian mạng - (trong một số hoàn cảnh cụ thể được gọi vắn tắt là “mạng”) chính là Internet, là một môi trường rất mở. Trên mạng mọi người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chính điều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy. Cần tự bảo vệ mình như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Một số nguy cơ trên mạng
Hãy thảo luận và cho ví dụ minh hoạ về những nguy cơ có thể khi lên Internet để?
a) Kết bạn.
b) xem tin tức.
c) Tải các phần mềm.
Em hãy trinh bày một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt?
Video trình bày nội dung:
- Một số ví dụ minh họa:
a) Khi kết bạn, có thể gặp những kẻ lừa đảo. Đã có nhiều nữ sinh bị những kẻ buôn người lừa đảo làm quen, kết bạn, hứa hẹn đi làm với thu nhập cao rồi bị đưa đi bán.
b) Khi xem tin tức, có thể xem tin giả hoặc các tin gây ảnh hưởng xấu.
c) Khi tải phần mềm, có thể tải những phần mềm có chứa các mã độc hại.
- Một số nguy cơ thường gặp trên mạng là:
+ Tin giả và tin phản văn hóa.
+ Lừa đảo trên mạng.
+ Lộ thông tin cá nhân.
+ Bắt nạt trên không gian mạng.
+ Nghiện mạng.
- Một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:
+ Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.
+ Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.
+ Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.
- Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:
+ Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.
+ Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kể bắt nạt trên diễn đàn.
+ Lưu giữ tất cả các bằng chứng.
+ Chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.
+ Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằng chứng.
Nội dung 2. Phần mềm độc hại
Theo em, có những loại phần mềm độc hại nào? Có một thời, virus máy tính là nỗi đe doạ thường xuyên với người dùng máy tính đến mức mỗi khi máy tính trục trặc, người ta đều cho là virus. Em hiểu gì về virus máy tính? Có phải tất cả phần mềm độc hại đều là virus? Em hãy nêu tác hại và các biện pháp phòng chống phần mềm độc hại?
Video trình bày nội dung:
Tìm hiểu về virus, trojan, worm và cơ chế hoạt động.
- Virus:
+ Bản thân virus là một đoạn mã, không phải là một chương trình hoàn chỉnh, không tự chạy được mà phải chèn vào một chương trình khác để được chạy.
+ Khi chạy, nó vừa gây tác động xấu được tính trước, vừa tạo ra cơ chế để lây.
- Worm, sâu máy tính: Là một chương trình hoàn chỉnh, không kí sinh vào một vật chủ nào khác.
- Trojan: là phần mềm nội gián.
Tác hại của phần mềm độc hại
- Gây khó chịu.
- Làm hỏng các phần mềm khác trong máy.
- Xóa dữ liệu hay làm tê liệt hệ thống máy tính.
- Nhiều sâu đã gây ra thiệt hại lớn.
Phòng chống phần mềm độc hại
- Không tải về phần mềm nếu không rõ phần mềm có an toàn hay không.
- Không mở các liên kết trên thư hay tin nhắn khi không rõ có an toàn hay không.
- Dùng phần mềm phòng chống virus.
………..
Nội dung video bài 9: An toàn trên không gian mạng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.