Video giảng tiếng Việt 3 Cánh diều Bài 11: Bài đọc 3 Chợ nổi Cà Mau
Video giảng tiếng Việt 3 Cánh diều Bài 11: Bài đọc 3 Chợ nổi Cà Mau. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI ĐỌC 3: CHỢ NỔI CÀ MAU
Thân mến chào các em học sinh đến với buổi học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ viết sai do ảnh hưởng của âm địa phương, ví dụ: chợ nổi, lúc bình minh, lên, sóng nước, cầm lòng,... (miền Bắc); chợ nổi, một dãy, gọn ghẽ, miệt vườn, xanh riết, khóm,... (miền Trung, miền Nam).
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Nói về những nét sinh động, độc đáo của chợ nổi Cà Mau và tình cảm của tác giả đối với vùng quê Nam bộ.
- Nhận biết và sử dụng được phép so sánh sự vật với sự vật (so sánh vật và âm thanh), với cấu trúc so sánh có 3 yếu tố: sự vật 1 – từ so sánh – sự vật 2.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ:
+ GV mời đại diện 1-2 miêu tả lại dòng sông Hương trong bài đọc Sông Hương .
+ HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu cho HS bài Sông nước Cà Mau với giọng đọc truyền cảm, vui tươi.
- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:
+ Chợ nổi: chợ họp trên sống, hàng hóa bày bán trên thuyền.
+ Ghe: thuyền gỗ có mui.
+ Miệt vườn: vùng đất phù sa trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sống Cửu Long.
+ Khóm: dứa.
+ Xanh riết: xanh đậm.
- GV chú ý giải nghĩa một số từ khó khác, nếu HS chưa hiểu:
+ Trùng trình: tròng trành, nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
+ Bày biện: sắp đặt cho thật đẹp mắt.
+ Tinh tươm: gọn gàng, sạch sẽ.
+ Chèo kéo: cố mời mọc cho bằng được.
+ Miên man: hết cái này sang cái khác, nối tiếp nhau không dứt.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi trong SGK:
+ Chợ nổi Cà Mau họp vào lúc nào, ở đâu?
+ Chợ nổi có gì khác lạ so với chợ trên đất liền?
+ Tìm những hình ảnh diễn tả cảnh sinh hoạt tấp nập ở chợ nổi.
+ Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác gì?
Video trình bày nội dung:
(1) HS 1: Chợ nổi Cà Mau họp vào lúc nào, ở đâu?
HS 2: Chợ nổi Cà Mau họp lúc bình minh lên; chợ họp trên sông.
(2) HS2: Chợ nổi có gì khác lạ so với chợ trên đất liền?
HS 1: Chợ họp trên mặt sông; hàng trăm chiếc ghe to nhỏ đậu sát với nhau thành chợ; chợ chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn; người bán treo hàng hoá vào nhánh cây, buộc ở đầu ghe để mọi người biết ghe mình bán gì.
(3) HS 1: Tìm những hình ảnh diễn tả cảnh sinh hoạt tấp nập ở chợ nổi.
HS 2: Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ đậu sát vào nhau thành một dãy dài; người bán người mua trùng trình trên sóng nước; chủ ghe tất bật bày biện hàng hoá; rất nhiều rau trái sắc màu tươi tắn được bày bán: chôm chôm đỏ au; khóm, xoài vàng ươm; cóc, ổi xanh riết; cà tím;...
(4) HS 2: Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác gì?
HS 1: Cảm giác như đang đứng giữa những khu vườn, những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Tìm các sự vật được so sánh với nhau (BT1)
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng yêu cầu bài tập 1 trước lớp.
- GV gợi ý giúp HS nắng vững yêu cầu đề bài, hướng dẫn HS làm bài:
+ Đọc lại các câu: “Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Đó là tiếng chào mời không lời.”. Trong câu “Đó là tiếng chào mời không lời.”, từ “đó” chỉ những sự vật nào?
Hoạt động 2: Tìm từ ngữ diễn tả sự phong phú, hấp dẫn của rau, trái được bày bán ở chợ nổi (BT2)
................................................
Nội dung video bài 3: Chợ nổi Cà Mau còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.