Video giảng Sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Video giảng Sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 15. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (tăng khối lượng và kích thước tế bào, tăng số lượng tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái, chức năng sinh lí, điều hòa).
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được khái niệm vòng đời và tuổi thọ của sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa.
- Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.
- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Đố các em biết những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật?
Biểu hiện | Sinh trưởng | Phát triển |
Hạt nảy mầm | ? | ? |
Cây cao lên | ? | ? |
Gà trống bắt đầu biết gáy | ? | ? |
Cây ra hoa | ? | ? |
Diện tích phiến lá tăng lên | ? | ? |
Lợn con tăng cân từ 2kg lên 4kg | ? | ? |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng và phát triển
Bây giờ, cả lớp sẽ tìm hiểu bài bằng các trả lời các câu hỏi sau của cô nhé!
- Em hiểu thế nào là sinh trưởng? Nêu ví dụ.
- Phát triển là gì? Nêu ví dụ.
Video trình bày nội dung:
- Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.
Ví dụ: sự tăng chiều dài của rễ…
- Phát triển là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.
Ví dụ: từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa…
Nội dung 2. Tìm hiểu dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển
Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.
Video trình bày nội dung:
1. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng
- Tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào → tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
- Ví dụ
+ Động vật: Cá chép
Năm thứ nhất: dài 17,3 cm, nặng 0,3 - 0,5 kg/con.
Năm thứ hai: dài 20,6 cm, nặng 0,7 - 1kg/con.
Năm thứ ba: dài 30,2 cm, nặng 1 - 1,5kg/con.
+ Thực vật: Cây bạch đàn
Năm thứ nhất: cao khoảng 5 - 5,5m, đường kính thân 5,2 - 5,5cm.
Năm thứ ba: cao khoảng 14m, đường kính thân > 10cm.
Năm thứ năm: cao > 21m đường kính thân > 15cm.
2. Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển
- Là sự phân hóa tế bào, phát sinh hình thái và thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.
- Ví dụ:
+ Động vật có vú: trong giai đoạn bào thai, xương đầu phát triển nhanh, sau đó xương lưng phát triển nhanh.
+ Thực vật: mô phân sinh phân hóa thành hoa, rồi thành quả.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi phân biệt:
+ Sinh trưởng ở thực vật diễn ra trong suốt vòng đời: từ khi sinh ra đến khi chết.
+ Sinh trưởng ở động vật chỉ diễn ra trong một số giai đoạn nhất định, khi đạt đến kích thước tối đa thì động vật ngừng sinh trưởng.
+ Ví dụ: trong chăn nuôi, người ta chỉ nuôi đến giai đoạn vật nuôi đạt kích thước lớn nhất là xuất chuồng.
Nội dung 3. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Theo em, sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau.
- Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
- Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
Ví dụ: Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch.
- Cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát dục và sinh sản.
- Cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Ví dụ: Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển ở thực vật hạt kín:
- Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con.
- Cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ.
- Nụ lớn lên hình thành hoa và tạo quả.
….
……………………..
Nội dung video Bài 15 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.