Video giảng sinh học 10 kết nối bài 18. Thực hành - Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

Video giảng sinh học 10 kết nối bài 18. Thực hành - Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 18. THỰC HÀNH LÀM VÀ QUAN SÁT TIÊU BẢN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trình bày ngắn gọn quá trình nguyên phân, giảm phân và nêu điểm giống nhau, khác nhau cơ bản giữa hai quá trình này.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào

Cả lớp hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất cần thiết cho thí nghiệm. Cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5 – 6 HS), đọc hướng dẫn các bước thực hành mục III.1 (SGK tr.109) để nắm được trình tự làm thí nghiệm. Các em hãy làm thí nghiệm theo các bước như trong SGK.

Video trình bày nội dung:

Kết quả thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trình bày ngắn gọn quá trình nguyên phân, giảm phân và nêu điểm giống nhau, khác nhau cơ bản giữa hai quá trình này.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

A – Kì đầu: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến.

B – Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D – Kì sau: Các NST đang phân li về hai cực của tế bào.

C – Kì cuối: Các NST nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.

Kết quả thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trình bày ngắn gọn quá trình nguyên phân, giảm phân và nêu điểm giống nhau, khác nhau cơ bản giữa hai quá trình này.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCHOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trình bày ngắn gọn quá trình nguyên phân, giảm phân và nêu điểm giống nhau, khác nhau cơ bản giữa hai quá trình này.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Kì đầu I: Các NST bắt đầu co xoắn, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.

- Kì giữa I: Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau I: Các NST phân li về 2 cực của tế bào.

- Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.

- Kì đầu II: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).

- Kì giữa II: Các NST tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau II: Các NST phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).

- Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I

Nội dung 2: Thu hoạch

Các em hãy yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo ở phần Thu hoạch (SGK tr109) và tiến hành viết báo cáo thực hành.

Video trình bày nội dung:

  • Giải thích và kết luận

- Sự phân chia nhân trong nguyên phân diễn ra theo 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Sự phân chia nhân trong giảm phân diễn ra 2 lần phân chia: giảm phân I và giảm phân II. Mỗi lần phân chia đều diễn ra theo 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

  • Trả lời câu hỏi:

a) Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là làm cho NST bắt màu, giúp dễ quan sát được hình dạng, hoạt động của NST và phán đoán được tế bào đang ở kì nào của phân bào.

b)

- Ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm vì: Tế bào thực vật có cấu trúc thành tế bào và màng tế bào cứng chắc, kém linh hoạt. Việc đun nóng nhẹ sẽ giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh hoạt hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi vào tế bào hơn, đảm bảo cho việc nhuộm NST được thành công.

- Không được đun sôi vì khi đun sôi có thể làm chết tế bào khiến tế bào biến dạng rất khó quan sát.

c)

- Phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhược trương KCL là bởi vì: Trong dung dịch nhược trương, nước sẽ đi từ môi trường ngoài vào bên trong tế bào, làm tế bào trương lên giúp các NST phân tán trong nhân, không bị chồng chéo lên nhau. Nhờ đó mà việc nhuộm cũng như quan sát NST trở nên dễ dàng hơn.

- Phải loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh vì để tránh các phần mỡ phủ lên tế bào làm cho việc quan sát NST trở nên khó khăn.

………..

Nội dung video bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác