Video giảng sinh học 10 kết nối bài 17: Giảm phân

Video giảng sinh học 10 kết nối bài 17: Giảm phân. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17. GIẢM PHÂN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.
  • Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
  • Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
  • Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Cơ thể con có bộ NST lưỡng bội từ sự kết hợp vật chất di truyền của bố và mẹ là đặc trưng của sinh sản hữu tính. Vậy, bằng cơ chế nào mà bộ NST lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu diễn biến của giảm phân

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

  • Giảm phân là gì?
  • Quan sát hình 17.1 (SGK tr.104), nêu diễn biến các kì của giảm phân I.
  • Quan sát hình 17.2 (SGK tr.105): Mô tả các kì của giảm phân II. Cho biết cơ chế nào dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân?
  • Nêu kết quả của giảm phân.

Video trình bày nội dung:

- Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục trong quá trình sản sinh giao tử ở các cơ quan sinh sản.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp: Giảm phân 1 và giảm phân 2.

1. Giảm phân 1

- Giai đoạn phân chia thứ nhất của giảm phân làm giảm một nửa số lượng nhiễm sắc thể và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. 

- Đây là giai đoạn diễn ra sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và tổ hợp các nhiễm sắc thể không tương đồng.

2. Giảm phân 2 

Diễn ra tương tự như nguyên phân dẫn đến sự phân tách các chromatid và hoàn thành quá trình giảm phân.

3. Kết quả của giảm phân

- Từ một tế bào, qua 2 lần giảm phân tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm một nửa.

- Giảm phân tạo ra các tế bào chứa các hệ gene đơn bội khác nhau.

- Sau giảm phân, các tế bào con được biến đổi hình thái thành các giao tử.

Nội dung 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân

Em hãy cho biết quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Giải thích.

Video trình bày nội dung:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân:

+ Yếu tố di truyền: Ở mỗi loài, đến độ tuổi trưởng thành nhất định, các tế bào sinh dục mới tiến hành giảm phân tạo giao tử đánh dấu sự bắt đầu có khả năng sinh sản của cơ thể.

+ Các yếu tố môi trường: Nhiều loài cây chỉ có thể ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ ánh sáng thích hợp.

+ Các hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm phân: Để vật nuôi sinh sản theo ý muốn, người ta có thể tiêm hormone sinh dục kích thích quá trình sinh sản cho vật nuôi.

+ Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến giảm phân: Ở người, phụ nữ tuổi càng lớn (đặc biệt từ tuổi 35 trở lên) thì quá trình giảm phân hình thành giao tử càng dễ bị rối loạn dẫn đến tỉ lệ các giao tử bất thường tăng lên khiến khả năng sinh con bị chứng Down càng tăng.

………..

Nội dung video bài 17: Giảm phân còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác