Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 12

Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 12. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 6 - THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy và biết sử dụng dấu chấm phẩy trong việc viết câu và đoạn văn.

- Biết được cấu tạo của từ HV có yếu tố thuỷ (nước) nhằm phát triển vốn từ HV, nhận biết được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng xuất hiện trong văn bản đọc hiểu.

- Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ điệp ngữ qua việc tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ cũng như chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ này.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Khi đọc một văn bản, em thường thấy có những dấu câu nào? Hãy kể tên và nêu tác dụng của những dấu câu đó? 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU VỀ DẤU CHẤM PHẨY, PHÉP TU TỪ ĐIỆP NGỮ

NV1 :

Em hãy nêu hiểu biết của mình về dấu chấm phẩy?

- GV đưa ra bài tập mẫu: Tìm dấu chấm phẩy trong câu sau và nêu tác dụng

a) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

(Thạch Lam)

Video trình bày nội dung:

- Công dụng: dùng để ngắt các thành phần lớn trong một câu, thường các thành phần này có quan hệ đồng đẳng, mang tính liệt kê.

- Vị trí: đặt ở cuối dòng có tính liệt kê.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

NV1: Bài tập 1

- Đọc bài tập 1 và làm vào vở. Em hãy thảo luận nhóm, trình bày nhận xét về vị trí, công dụng của dấu chấm phẩy trog đoạn văn, tương quan của hai bộ phận trước và sau dấu chấm phẩy.

Video trình bày nội dung:

HS tự làm vào vở

NV2:

Để viết đoạn văn cần trả lời hai câu hỏi:

+ Em dự định viết đoạn văn chủ đề gì?

+ Em dự định dùng dấu chấm phẩy ở chỗ nào, câu nào?

Video trình bày nội dung:

Bài 2/ trang 13

Bài  3/ trang 13

STT

Yếu tố HV A

Từ HV thuỷ+A

Nghĩa của từ

1

Thuỷ cư

Sống ở trong nước

2

quái

Thuỷ quái

Quái vật sống dưới nước

 

.....

......

.......

Bài 4/ trang 13

+ Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kỳ diệu, to lớn

+ Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.

+ Thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão, đội trời đạp đất, dãi nắng dầm mưa, chân cứng đá mềm, chém to kho mặn. 

Bài 5 / trang 13

- Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng, nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức, mỗi người một vẻ của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. [...] Một người ở miền biển, tài năngcũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về: liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhấn mạnh sự dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì.

- Nước ngập ruộng đồng nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước: liệt kê những sự vật bị ngập, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh, sự tức giận của Thuỷ Tinh.

Nội dung video Bài 6: “Thực hành Tiếng Việt” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác