Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 1: Bắt nạt
Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 1: Bắt nạt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3. VĂN BẢN: BẮT NẠT
Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS nhận biết được sự khác nhau về thể loại của văn bản truyện và văn bản thơ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi đi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Các em đã từng chứng kiến hoặc đọc thông tin về hiện tượng bắt nạt trong trường học chưa? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt trong môi trường học.
Trong trường học, có những bạn thường bị bắt nạt như phải chia sẻ đồ ăn, đồ dùng học tập… khi bạn khác yêu cầu. Hiện tượng bắt nạt đó là tốt hay xấu? Chúng ta nên cư xử như thế nào cho phù hợp? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu - Văn bản Bắt nạt.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu chung
Em hãy đọc thông tin về tác giả và tác phẩm trong SHS và trả lời câu hỏi:
Em hãy tìm hiểu về cuộc đời - sự nghiệp của Nguyễn Hoàng Thế Linh?
Nêu những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Hoàng Thế Linh?
Video trình bày nội dung:
1. Tác giả
- Tên: Nguyễn Hoàng Thế Linh;
- Năm sinh: 1982;
- Quê quán: Hà Nội;
- Viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.
2. Tác phẩm
- Trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng;
- Năm sáng tác: 2017.
3. Đọc – kể tóm tắt
- Thể loại: thơ 5 chữ.
Nội dung 2. Tìm hiểu chi tiết
Trong tác phẩm, thái độ của nhân vật “tớ” được thể hiện như thế nào?
Video trình bày nội dung:
1. Thái độ của nhân vật “tớ”
- Thái độ rõ ràng với việc bắt nạt: thẳng thắn phê bình, phủ định mạnh mẽ chuyện bắt nạt và tôn trọng, yêu mến, sẵn sàng bênh vực những bạn bị bắt nạt.
- Nghệ thuật: điệp ngữ cụm từ “đừng bắt nạt” => nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.
- Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
- Nghệ thuật: điệp ngữ cụm từ “đừng bắt nạt” => nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.
- Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
- Bài học: cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình.
Nội dung 3. Tổng kết
Sau khi học xong văn bản, em hãy cho biết:
- Giá trị nội dung của bài thơ Bắt nạt là gì?
- Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?
Video trình bày nội dung:
1. Nội dung, ý nghĩa
- Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt - một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ.
- Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.
..............
Nội dung video Bài 1 Bắt nạt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.