Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 6: Sơn Tinh Thủy Tinh
Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 6: Sơn Tinh Thủy Tinh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6 - VĂN BẢN 2 - SƠN TINH, THUỶ TINH
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Em hãy xác định được chủ đề của truyện.
- Nhận biết được những yếu tố cơ bản của thể loại truyền thuyết trong Vb truyện: các sự kiện thường được kết nối với nhau bởi một chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả, nhân vật có nhiều đặc điểm kì lạ, có thể có dấu vết của nhân vật thần trong thần thoại, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo, nội dung của truyện cũng có thể lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng, hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết, mùa…
- Vận dụng tình huống giả định: nếu là một nhân vật trong truyền thuyết thì sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy xem một đoạn video về hiện tượng lũ lụt tàn phá nước ta và nêu suy nghĩ về hiện tượng thiên tai đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I: TÌM HIỂU CHUNG
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? Được viết trong thời đại nào?
Video trình bày nội dung:
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thứ 18.
- Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hoá.
NỘI DUNG II: KHÁM PHÁ VĂN BẢN
+ Nhận biết được các chi tiết trọng tâm kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân – kết quả.
+ Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
+ Xác phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?
Video trình bày nội dung:
3. Đọc- kể tóm tắt
- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- PTBĐ: tự sự
Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> mỗi thứ một đôi: Vua Hùng 18 kén rể.
- P2: Tiếp theo -> Thần nước đành rút lui: Sơn Tinh đến trước và cuộc giao tranh xảy ra.
- P3: Còn lại: Chiến thắng của Sơn Tinh và sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh.
NV2
1. Lí do Vua Hùng kén rể là gì?
2. Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những điều khiến cho họ được coi là những vị thần.
Video trình bày nội dung:
1. Vua Hùng kén rể
- Lí do vua Hùng kén rể: Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu. Vua yêu con, muốn chồng xứng đáng cho con -> Quan niệm xưa: Trai tài - gái sắc; Anh hùng - mĩ nhân.
- Đặc điểm hai nhan vật ST và TT:
+ Đến từ vùng xa thẳm của tự nhiên
+ Cả hai đều có nhiều phép lạ và tài năng phi thường
=> Vua Hùng không biết chọn ai.
NV3:
+ Trước tài năng của hai vị thần, vua Hùng đã làm như thế nào?
+ Có ý kiến cho rằng: Khi kén rể, vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh, nhưng vua cũng không muốn mất lòng Thuỷ Tinh nên mới nghĩ ra cuộc đua tài tìm những sản vật quý để dâng sính lễ. Suy nghĩ của em như thế nào?
+ Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện có gì đặc biệt?
Video trình bày nội dung:
- Vua Hùng ra điều kiện:
+ Ai mang lễ vật đến sớm sẽ được lấy Mị Nương.
+ Lễ vật gồm: 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi
NV4:
- GV đặt câu hỏi : Vì sao có cuộc giao tranh này?
- GV yêu cầu HS quan sát SGK: Em hãy quan sát bức tranh minh họa trang 32, miêu tả cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
Kết quả của cuộc giao tranh ra sao? Vì sao người thắng cuộc được xem như người anh hùng
Video trình bày nội dung:
2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
+ Nguyên nhân: Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
- Diễn biến:
+ TT hô mưa gọi gió làm thành dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự một cách quyết liệt: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất để ngăn lũ... nước dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu...
- Kết quả:
+ Sơn Tinh thắng, TT thua đành phải rút quân.
+ Hàng năm TT lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
NV5
+ Chủ đề của truyện ST, TT là gì?
+ Truyện ST TT lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Theo tác giả dân gian, nguyên nhân hiện tượng tự nhiên đó là gì?
Video trình bày nội dung:
3. Ý nghĩa hình tượng nhân vật
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những nhân vật hoang đường, kì ảo do người xưa tưởng tượng ra.
- Nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích giải thích các hiện tượng thiên nhiên thời tiết:
+ Thủy Tinh là thần Nước, tượng trưng cho sức mạnh mưa gió, bão lụt hàng năm.
+ Sơn Tinh là thần Núi, đại diện cho sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta trong việc đấu tranh chống bão lụt hàng năm. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của ST là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ.
-> Thể hiện ước mơ của nhân dân ta trong việc chiến thắng thiên tai.
NV6
Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện?
Video trình bày nội dung:
NỘI DUNG III : TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.
* Ý nghĩa: Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
b. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo có tính khái quát cao.
- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.
Nội dung video Bài 6: “Văn bản 2 – Sơn Tinh, Thủy Tinh” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.