Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 92
Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 92. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập của phần Thực hành tiếng Việt;
- HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng trả lời câu hỏi sau : Em hãy chú ý các từ được in đậm dưới đây có gì đặc biệt?
Vd1:
- Mẹ tôi ngâm đỗ (1) để nấu chè;
- Tôi sung sướng vì đã đỗ (2) đầu trong kỳ thi học sinh giỏi.
Vd2:
- Bạn hãy suy nghĩ cho chín (1) rồi quyết định;
- Con chờ cơm chín (2) rồi mới được đi chơi nhé!
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu lý thuyết
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau : + Em hãy cho biết nghĩa của từ đỗ (1) và từ đỗ (2). Các nghĩa đó có liên quan với nhau không?
+ Em hãy giải thích nghĩa của từ chín (1) và nghĩa của từ chín (2). Các nghĩa đó có liên quan với nhau không?
Video trình bày nội dung:
I. Từ đồng âm và từ đa nghĩa
- Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau;
- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau.
Nội dung 2: Luyện tập
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời câu hỏi sau : đọc lại kiến thức về từ đồng âm và từ đa nghĩa, hoàn thành lần lượt các bài tập 1 trong SGK trang 92
Video trình bày nội dung:
a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh => bóng: hình ảnh của vật do phản chiếu mà có;
b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc => bóng: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao;
c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng => bóng: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.
=> Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau => từ đồng âm.
………..
Nội dung video bài 4: Thực hành tiếng việt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.