Video giảng Ngữ văn 6 Kết nối bài 4: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
Video giảng Ngữ văn 6 kết nối bài 4: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng trả lời câu hỏi sau :
+ Em hãy đọc đoạn VB thơ sau đây và cho biết thể thơ được sử dụng ở đây là gì?
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)
+ Em đã bắt gặp những đoạn thơ có cùng thể loại với đoạn thơ trên hay chưa? Hãy kể tên và đọc một đoạn cho cả lớp cùng nghe.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, trả lời và chia sẻ về thơ lục bát.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau :
+ Đọc phần tri thức ngữ văn về thơ lục bát trong SGK;
+ Dựa vào VB thơ được trích dẫn ở đầu buổi học, em hãy:
- Đếm số tiếng của từng dòng để nhận diện dòng sáu tiếng, dòng tám tiếng;
- Xác định vần được gieo ở dòng sáu, dòng tám;
- Xác định thanh điệu của các tiếng 4 – 6 trong dòng sáu tiếng và các tiếng 4 – 6 – 8 trong dòng tám tiếng;
- Xác định cách ngắt nhịp trong các dòng thơ lục bát đó.
Video trình bày nội dung:
Thơ lục bát
- Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng;
- Vần trong lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo;
- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng, còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại;
- Nhịp thơ trong lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…).
Lục bát biến thể
- Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,…
Nội dung 2: Luyện tập
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời câu hỏi sau : Hãy lựa chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp. Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ?
Video trình bày nội dung:
………..
Nội dung video bài 4: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.