Video giảng Ngữ văn 11 chân trời bài 3 Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Video giảng Ngữ văn 11 Chân trời bài 3 Tú Uyên gặp Giáng Kiều. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 2: TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ… qua văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm: nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ qua văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB truyện thơ qua văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo các em, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của em về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của truyện thơ Nôm
Để củng cố kiến thức, chúng ta sẽ trình bày đặc trưng của truyện thơ Nôm.
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Sáng tác văn vần bằng chữ Nôm, phản ánh hiện thực xã hội và con người.
- Phân loại: Bình dân và bác học.
- Cốt truyện: Sử dụng cốt truyện dân gian, từ cuộc đời tác giả hoặc văn hóa Trung Quốc.
- Nhân vật: Chia làm nhân vật chính và phản diện, xây dựng theo khuôn mẫu.
- Ngôn ngữ: Gần với lời nói hàng ngày hoặc sử dụng tu từ, điển tích.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:
- Trình bày những hiểu biết của bạn văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”.
- Tìm tất cả những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” và lí giải ý nghĩa của chúng. Cho biết hầu hết những điển tích, điển cố đó bắt nguồn từ đâu?
Video trình bày nội dung:
1. Văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”
- Trích từ truyện Nôm Bích Câu kì ngộ (từ câu 305 đến câu 360).
- Tác phẩm của nhà nho Vũ Quốc Trân, sống khoảng thế kỉ XIX
2. Điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”
- Sông Tương: nỗi tương tư của nhân vật.
- Chúa Đông: biểu tượng cho mùa xuân.
- Bát trân: thức ăn ngon.
- Bếp trời: Thiên Trù, sao chăm sóc bếp nhà trời.
- Ba sinh: tương ứng với kiếp sống của con người.
- Tơ trăng: dây tơ hồng của Nguyệt Lão se duyên vợ chồng.
- Tác hợp duyên trời: duyên tự trời.
- Gieo cầu: phương pháp chọn rể.
- Gieo thoi: giữ bản dạy, giữ tiết hạnh.
- Mái Tây: sự kiện tình yêu giữa Thôi Oanh và Trương Quân Thụy.
- Túc trái: nợ kiếp trước theo Phật giáo.
- Vũ y, Nghê thường: trang phục múa.
=> Nguồn gốc của những điển tích, điển cố trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”: hầu hết đều mượn những điển tích, điển cố của Trung Quốc, ngoài ra còn mượn các quan niệm từ Phật giáo và Nho giáo (Kinh Thi), sách Chu lễ…
Nội dung 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cốt truyện và chi tiết của văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Các em hãy cùng nhau thảo luận nhóm và chọn ra đại diện để trả lời những câu sau:
- Dựa vào tóm tắt cho biết cốt truyện của “Bích Câu kì ngộ” được xây dựng theo mô hình nào? Tìm những chi tiết trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” ứng với từng phần của mô hình đó và cho biết chi tiết có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều được thể hiện trong đoạn trích.
- Dấu hiệu nào trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học? Thông điệp nào mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc?
Video trình bày nội dung:
1. Mô hình cốt truyện và vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung.
- Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình Gặp gỡ - Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên).
- Mô hình: GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 14 trang 173.
* Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung
- Chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nội dung.
Ví dụ:
+ Chi tiết thể hiện nỗi nhớ nhung, si tình của Tú Uyên: Sớm khuya của bức họa đồ làm đôi; Từ phen giáp mặt đến giờ/ Những là ngày tưởng đêm mơ đã chồn; Để ai ruột héo, gan mòn vì ai?;...
+ Chi tiết gặp gỡ của Tú Uyên và người trong tranh, đồng thời cũng là người trong mộng: Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân; Sáng mai cứ buổi ra đi / Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi / Bỗng đâu thấy sự lạ đời / Trong tranh sao có bóng người vào ra?...
+ Chi tiết về phép thần tiên: Nói thôi rút chiếc trâm đầu / Biến hình liền thấy đôi hầu theo ra; Bóng mây bỗng kéo quanh nhà / Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài;…
+ Chi tiết về mối duyên giữa Giáng Kiều và Tú Uyên: Nhân duyên đã định từ xưa/ Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân; Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu/ Tấm son thề với trên đầu xanh xanh…
Nhiệm vụ 2: Nhân vật trong văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Bây giờ, đến phần thực hành rồi! Các em hãy phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều được thể hiện trong đoạn trích.
Video trình bày nội dung:
- Tú Uyên:
- Nho sĩ nghèo, đại diện cho tầng lớp trí thức.
- Cuồng nhiệt, si tình, uyên bác, chủ động trong tình cảm.
- Giáng Kiều:
- Tiên nữ từ trên trời xuống, kì ảo, thủy chung.
- Xinh đẹp, tài hoa, tình tế.
….
……………………..
Nội dung video Bài 3: Tú Uyên gặp Giáng Kiều còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.