Video giảng Ngữ văn 11 chân trời bài 2 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Video giảng Ngữ văn 11 Chân trời bài 2 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VIẾT: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xã, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
  • Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội: kết cấu bài có ba phần rõ ràng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hiện nay trong xã hội đang có những vấn đề nào đáng quan tâm? Chia sẻ một vấn đề mà em đang quan tâm và tìm hiểu?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về kiểu bài nghị luận xã hội

Các em thảo luận trả lời câu hỏi: 

  • Nghị luận xã hội là kiểu bài như thế nào?
  • Trình bày yêu cầu với kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong xã hội.

Video trình bày nội dung: 

1. Khái niệm

- Nghị luận xã hội là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.

2. Yêu cầu với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội

- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.

- Hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, hợp lí.

- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

Bố cục bài viết gồm 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Nội dung 2: Phân tích bài viết tham khảo

Bây giờ chia lớp thành 4 nhóm, dựa vào văn bản Tầm quan trọng của việc học phương pháp học và thực hiện những yêu cầu sau:

  • Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét về hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
  • Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.
  • Bài viết đã sử dụng cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?
  • Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?

Video trình bày nội dung: 

1. Vấn đề bàn luận và nhận xét hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng

- Vấn đề bàn luận của bài viết: vai trò quan trọng của việc học phương pháp học.

- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng: được trình bày theo trình tự và khá đầy đủ về vấn đề, chứng minh được vấn đề cần nghị luận.

2. Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Mở bài: Dù suốt đời học tập nhưng không phải ai cũng thành công trên con đường học vấn. Phương pháp học là chìa khóa thành công trên hành trình lĩnh hội tri thức.

- Thân bài: Học phương pháp học là học các kĩ năng, cách thức để tiếp thu tri thức một cách nhanh và hiệu quả. Học phương pháp học giúp thích nghi và hội nhập với thế giới trong hoàn cảnh hiện đại và giúp cho việc học được hiệu quả.

- Kết bài: Để thành công thì cần có những phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, kĩ năng học chính là hành trang quan trọng để bước vào tương lai.

3. Cách thức bài viết sử dụng để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng

Mở bài và kết bài: tác giả đã trích dẫn một câu nhận định của những người nổi tiếng nổi tiếng để củng cố cho tính đúng đắn và cấp thiết của vấn đề mà bài viết đề cập tới cũng như tạo ra sức truyền tải mạnh mẽ hơn tới người đọc.

4. Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều

- Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều:

+ Tạo nên sự đối thoại trong bài viết, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn,.

+ Thể hiện cái nhìn đa dạng, nhiều chiều, khách quan khi xem xét và bàn luận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra ý kiến cá nhân khi bàn luận về ý kiến trái chiều (không đồng tình) để củng cố thêm cho luận điểm của bài viết.

Nội dung 3: Xác định yêu cầu đề bài, tình huống thực hiện bài viết, đề tài, mục đích viết, đối tượng viết, đối tượng người đọc.

Bây giờ các em hãy xác định yêu cầu đề bài, tình huống thực hiện bài viết, đề tài, mục đích viết, đối tượng viết, đối tượng người đọc nhé!

Video trình bày nội dung: 

- Yêu cầu đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Đề tài: GV hướng dẫn HS xác định đề tài bằng cách điền nhiều nhất có thể những vấn đề mà các em quan tâm vào mẫu theo PHỤ LỤC 14, sau đó chọn lựa một đề tài HS quan tâm nhất.

- Tình huống thực hiện đề tài: câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết Những góc nhìn.

- Mục đích viết: thuyết phục người đọc về quan điểm, ý kiến của bản thân và đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi.

- Đối tượng người đọc: ban giám khảo của cuộc thi (thầy cô, chủ nhiệm câu lạc bộ, khách mời…).

….

……………………..

Nội dung video Bài 2 Viết còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác