Video giảng lịch sử 6 chân trời bài 3: Nguồn gốc loài người
Video giảng Lịch sử 6 Chân trời bài 3: Nguồn gốc loài người. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất.
- Xác định được những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Các em đã được học về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, vậy theo truyền thuyết này, con người có nguồn gốc từ đâu?
Theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, con người có nguồn gốc từ đâu?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
Các em hãy quan sát hình 3.1 SHS trang 12 và cho biết:
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra qua những giai đoạn nào?
- Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thế của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn?
Video trình bày nôi dung:
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra qua ba giai đoạn:
+ Cách đây khoảng từ 5-6 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người.
+ Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhành Vượn người đã tiến hóa thành Người tối cổ.
+ Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.
- Điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:
+ Vượn người: Di chuyển bằng hai chân sau, thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3
+ Người tối cổ: Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình 650 cm3 đến 1200 cm3.
+ Người tinh khôn: Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.
Nội dung 2. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á
Em hãy quan sát Bảng các dáu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á SHS trang 14 và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số địa điểm xuất hiện dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á?
Video trình bày nôi dung:
- Những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-a-ung (Mi-an-ma), Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam),...
Nội dung 3. Dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam
Bây giờ, các em hãy trao đổi theo cặp, quan sát lược đồ hình 3.4 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy kể tên một số địa điểm xuất hiện dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam.
- Em hãy nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích đó?
Video trình bày nội dung:
- Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai).
- Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay
.............
Nội dung video Bài 3 Nguồn gốc loài người còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.