Video giảng lịch sử 6 chân trời bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến Phương Bắc và sự chuyển biển của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

Video giảng Lịch sử 6 Chân trời bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến Phương Bắc và sự chuyển biển của Việt Nam thời kì Bắc thuộc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16 : CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Những chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc
  • Những sự chuyển biến về kinh tế của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã thay nhau cai trị nước ta trong bao lâu?

+ Truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thuỷ đề cập đến sự kiện gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy nhận xét về tổ chức chính quyền ở Giao Châu thời thuộc Hán và tổ chức chính quyền An Nam Đô hộ phủ thời thuộc Đường.

+ Chính sách kinh tế thời thuộc Hán và thời thuộc Đường ở nước ta có điểm gì chung?

+ Những sản phẩm nào bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền và chính sách đồng hoá?

Video trình bày nội dung:

a. Tổ chức bộ máy cai trị

- Chính quyền đô hộ phương Bắc kiểm soát nước ta ngày càng chặt chẽ nhưng vẫn không khống chế được làng xã Việt. Các Tù trưởng, hào trưởng người Việt vẫn quản lí cấp huyện xã (thời Hán) và cấp làng xã (thời Đường).

b. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta:

+ Chiếm đoạt ruộng đất

+ Siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

+ Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khoá và lao dịch nặng nề.

- Sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền; hương liệu, vàng bạc bị đem cống nạp.

c. Chính sách đồng hóa

- Những chính sách đồng hóa dân tộc ta mà chính quyền đô hộ thực hiện:

+ Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

+ Tìm cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.

+ Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam.

+ Chữ Hán được du nhập nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hoá. Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.

NỘI DUNG 2 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy trình bày một số chuyển biến quan trọng trong nông nghiệp ở Việt Nam thời Bắc thuộc.

+ Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?

+ Em hãy nêu những chuyển biến về xã hội ở nước ta trong thời Bắc thuộc.

+ Cơ cấu xã hội ở nước ta trong thời Bắc thuộc có điểm gì khác so với cơ cấu xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc?

+ Mâu thuẫn nào bao trùm trong xã hội lúc bấy giờ?

Video trình bày nội dung:

a. Những chuyển biến về nông nghiệp

Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, một năm trồng hai vụ. Việc dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò đã phố biến.

- Người dân đã biết đắp đê phòng lũ lụt và bảo vệ mùa màng.

- Người dân còn chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bỏng.

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc ngói, gạch cho xây dựng.

- Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển.

- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán trong các chợ làng, chợ phiên, Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng. Các thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ đến trao đổi, buôn bán. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.

b. Những chuyển biến về xã hội

Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.

- Tầng lớp hào trưởng người Việt sẽ đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ ách đô hộ vì đây là tầng lớp có uy tín và vị thế trong xã hội.

Nội dung video Bài 16: “Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác