Video giảng lịch sử 6 chân trời bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á
Video giảng Lịch sử 6 Chân trời bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á
- Quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, em hãy thảo luận về câu hỏi sau:
Trong hơn 10 thế kỉ hình thành và phát triển, ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình giao lưu đó đã tác động như thế nào đến văn hoá Đông Nam Á?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : QUÁ TRÌNH GIAO LƯU THƯƠNG MẠI
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau :
+ Em hãy cho biết tại sao vùng biển Đông Nam Á là một tuyến đường quan trọng trên con đường giao thương của thế giới từ đầu công nguyên?
+ Em hãy kể tên một số nơi ở Đông Nam Á có hoạt động buôn bán, có sự hiện diện của thương nhân nước ngoài.
+ Mặt hàng nào có giá trị cao nhất trên con đường giao thương qua vùng biển ở Đông Nam Á lúc bấy giờ?
Video trình bày nội dung:
- Vùng biển Đông Nam Á là một tuyến đường quan trọng trên con đường giao thương của thế giới từ đầu công nguyên là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
- Hoạt động giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên:
+ Là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực
+ Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như: hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô, đặc biệt là trầm hương – một mặt hàng có giá trị cao.
- Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên: thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm thương mại tại khu vực Đông Nam Á, dẫn đến sự phát triển nhanh của lịch sử khu vực, tác động trực tiếp đến sự ra đời của những vương quốc cổ nằm trên con đường giao lưu đó.
NỘI DUNG 2 : QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau :
+ Em hãy kể tên một số vương quốc cổ xuất hiện đầu tiên ở vùng lục địa Đông Nam Á.
+ Em hãy kể về thành tựu văn hoá, chữ viết, xã hội, nghệ thuật ở vùng lục địa Đông Nam Á.?
+ Trong bảy thế kỉ đầu công nguyên, vương quốc nào phát triển nhất?
Video trình bày nội dung:
Một số vương quốc cổ xuất hiện đầu tiên ở vùng lục địa Đông Nam Á:
- Khoảng thế kỷ VII TCN đến VII, xuất hiện 1 số quốc gia sơ kì như: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam (Việt Nam), và một số nước như Thái Lan, In–đô-nê-xi-a
- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn hoá Ấn Độ một cách hoà bình, trên cơ sở chủ động lựa chọn những yếu tố phù hợp trong quá trình lập quốc và phát triển, chủ yếu trong các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật
+ Tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh chóng hoà quyện với tín ngưỡng bản địa và đã ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá của các vương quốc trong khu vực
+ Chữ viết: chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buối đầu thành lập. Về sau, đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,...
+ Nghệ thuật: khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X
-Vương quốc Phù Nam phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu công nguyên.
Nội dung video Bài 13: “Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.