Video giảng lịch sử 6 chân trời bài 20: Vương quốc Chăm - Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Video giảng Lịch sử 6 Chân trời bài 20: Vương quốc Chăm - Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 20 : VƯƠNG QUỐC CHĂM–PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc Chăm – pa
  • Kinh tế và tổ chức xã hội của vương quốc Chăm - pa
  • Những thành tựu văn hóa của vương quốc Chăm – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, em hãy tìm hiểu và thảo luận:

+ Em có biết vị trí của vương quốc Chăm-pa nằm ở khu vực nào của Việt Nam này nay không?

+ Em hãy kể một số công trình kiến trúc của người Chăm-pa mà em biết.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA

Em hãy tìm hiểu và thảo luận trả lời những câu hỏi sau :

+ Vương quốc Chăm-pa ra đời như thế nào?

+ Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, vương quốc Chăm-pa trải qua mấy vương triều? 

+ Vào cuối thế kỉ II, kinh đô của vương quốc Chăm-pa nằm ở đâu? 

+ Em hãy trình bày quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

Video trình bày nội dung:

Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa: 

+ Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, vương quốc Chăm-pa trải qua ba vương triều. Các trung tâm quan trọng của vương quốc gắn với những vùng địa lí khác nhau của miền Trung. 

+ Cuối thế kỉ IX, lãnh thổ Chăm-pa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh) ở phía bắc đến sông Dinh (Ninh Thuận) ở phía nam.

+ Cuối thế kỉ II: Chăm-pa thành lập kinh đô Sin-ha-pu-ra (Duy Xuyên, Quảng Nam).

+ Đầu thế kỉ VIII: Dời kinh đô về phía nam. Kinh đô: Vi-ra-pu-ra (Phan Rang, Ninh Thuận).

+ Cuối thế kỉ IX: Chuyển kinh đô lại phía Bắc. Kinh đô In-đra-pu-ra (Thăng Bình, Quảng Nam).

+ Cuối thế kỉ X: Chuyển kinh đô về Vi-giay-a (Bình Định).

NỘI DUNG 2 : KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI

Em hãy tìm hiểu và thảo luận trả lời những câu hỏi sau :

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là gì?

+ Em hãy trình bày các hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa.

+ Em hãy vẽ sơ đồ mô tả tổ chức xã hội Chăm-pa. Em có nhận xét gì tổ chức xã hội ở vương quốc Chăm-pa?

Video trình bày nội dung:

a. Kinh tế

- Những hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:

+ Nông nghiệp: trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trùng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò.

+ Khoáng sản: Chăm-pa nổi tiếng về các loại khoáng sắn như vàng. bạc, hồ phách.

+ Lâm sản: nhiều lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nối tiếng nhất là trầm hương. Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản.

+ Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề đánh cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.

b. Tổ chức xã hội

- Sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau từ quý tộc đến thường dân. Xã hội Chăm-pa có những tầng lớp:

+ Vương công quý tộc: vua, quý tộc triều đình, quý tộc tăng lữ.

+ Quân đội, đại diện thuỷ quân thuộc vua.

+ Tu sĩ, vũ nữ thuộc quý tộc tăng lữ

+ Tầng lớp thường dân: thợ thủ công, nghệ nhân, ngư dân, nông dân, khai thác lâm sản

NỘI DUNG 3 : NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

Em hãy tìm hiểu và thảo luận trả lời những câu hỏi sau :

+ Em hãy nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm-pa trong 10 thế kỉ đầu công nguyên.

+ Em có nhận xét gì về những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa?

Video trình bày nội dung:

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

+ Trên cơ sở tiếp thụ chữ Phạn của Ấn Độ, Chăm-pa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV

+ Tôn giáo: Hai tôn giáo Ấn Độ là Bà La Môn và Phật giáo đều du nhập vào Chăm-pa, góp phần tạo nên những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật.

+ Âm nhạc và múa để phục vụ các nghỉ lễ tôn giáo, nên tạo ra một tầng lớp đông đảo nhạc công, vũ nữ.

+ Nhiều công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc vẫn được bảo tồn đến ngày nay.

Nội dung video Bài 20: “Vương quốc Chăm – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác