Video giảng lịch sử 6 chân trời bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Video giảng Lịch sử 6 Chân trời bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THỜI BẮC THUỘC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
  • Phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học, em hãy cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:

+ Em hãy nêu một vài đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc?

+ Vì sao người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc phải đấu tranh để bảo tồn và phát triển văn hóa của mình?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : ĐẤU TRANH BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC

Video trình bày nội dung:

+ Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì?

+ Biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

+ Em hãy nêu biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt.

+ Em hãy cho biết một số phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.

Video trình bày nội dung:

- Trải qua hàng thế kỉ, những ngôi làng Việt ẩn mình sau luỹ tre là thành trì kiên cố bảo vệ văn hoá truyền thống của người Việt đã hình thành và phát triển từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

- Những chuyển biến cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại:

+ Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

+ Phong tục, tập quán Việt vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy.

NỘI DUNG 2 : PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC

Em hãy cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau :

+ Tôn giáo nào của Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quyện với các tín ngưỡng dân gian?

+ Người Việt đã làm gì để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình?

+ Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

+ Nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào?

+ Em hãy kể một số sản phẩm thủ công thể hiện sự giao lưu với văn hoá Trung Quốc thời kì này.

Video trình bày nội dung:

Nhân dân ta đã vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc:

+ Phật giáo, đạo giáo du nhập vào nước ta hòa quyện với tín ngưỡng dân gian.

+ Chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, vì vậy, vốn từ Hán - Việt ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Người Việt đã tiếp thụ một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc như làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt,... Một số sản phẩm thủ công thời kì này thể hiện khá rõ dấu ấn của sự giao lưu với văn hoá Trung Quốc.

Nội dung video Bài 17: “Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác