Video giảng lịch sử 6 chân trời bài 11: La Mã cổ đại
Video giảng Lịch sử 6 Chân trời bài 11: La Mã cổ đại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11: LA MÃ CỔ ĐẠI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của La Mã
- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động kinh tế của La Mã
- Tổ chức nhà nước của La Mã thời cổ đại
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của văn hóa La Mã thời cổ đại
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy cùng thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
+ Em có biết La Mã cổ đại nằm ở quốc gia nào hiện nay không?
+ Em có biết bất kỳ công trình kiến trúc nào của La Mã cổ đại không? Nếu có, hãy kể tên và mô tả ngắn gọn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Em hãy cùng thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
+ Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là ở đâu?
+ Em hãy trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên của La Mã.
+ Bán đảo I-ta-li-a thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?
+ Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế ở La Mã?
Video trình bày nội dung:
- Vị trí: nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a. Có vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông và sông Ti-bơ, đảo Xi-xin.
- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp, La Mã:
+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
+ Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
+Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô
- Bán đảo I-ta-li-a có hàng nghìn km đường bờ biển, nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải
- Trong lòng đất chứa chứa nhiều đồng, chì, sắt.
- Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã:
+ Thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
+ Các ngành thủ công rất phát triển
+ Giao thương, hoạt động hàng hải phát triển. Người La Mã có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải, dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.
NỘI DUNG 2 : TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC LA MÃ CỔ ĐẠI
Em hãy cùng thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
+ Thế nào là nhà nước đế chế?
+ La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế vào thời gian nào?
+ Ai là người nắm tất cả quyền lực trong thời kì đế chế?
Video trình bày nội dung:
-Nhà nước đế chế: Là một tổ chức chính trị trong đó Nhà nước hoặc Quốc gia áp đặt quyền lực của mình lên các quốc gia khác
- Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì cộng hòa: La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hoà khòng có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra. Tuy nhiên, thực chất quyền lực năm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên lão, thuộc các gia đình giàu có nhất của giới chủ nô La Mã.
- Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì đế chế: vẫn duy trì như thời cộng hoà nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền hành trong thời kì đế chế.
NỘI DUNG 3 : NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
Em hãy cùng thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
+ Hệ thống chữ La-tinh ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ ai của người nào?
+ Hệ thống chữ La-tinh gồm bao nhiêu chữ cái?
+ Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại.
Video trình bày nội dung:
- Hầu hết các thành tựu văn hóa tiêu biểu như: chữ viết, chữ sô, bê tông,....vẫn được sử dụng.
-Bảng chữ cái Latinh có nguồn gốc từ bảng chữ cái Etruscan và Hy Lạp, cuối cùng là từ bảng chữ cái Phoenicia.
-Bảng chữ cái Latinh cơ bản ISO là một phiên bản của bảng chữ cái Latinh và được tạo thành từ hai bộ 26 chữ cái, giống như bảng chữ cái tiếng Anh, được hệ thống hóa thêm nhiều tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp quốc tế.
- Kiến trúc Hy Lạp cổ đại & các công trình nổi tiếng hiện nay
+ Thành cổ Acropolis tại Athens (Hy Lạp)
+ Đền Athena Nike (Hy Lạp)
+ Đền thờ thần nữ Athena - Delphi (Hy Lạp)
+ Thành phố cổ Ephesus (Hy Lạp)
+ Thành phố Epidaurus (Hy Lạp)
+ Đền Erechtheion (Hy Lạp)
+ Đền Parthenon (Ý)
+ Đền Poseidon (Hy Lạp)
Nội dung video Bài 11: “La Mã cổ đại” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.