Video giảng Khoa học 4 Chân trời bài 10 Âm thanh
Video giảng Khoa học 4 Chân trời bài 10 Âm thanh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: ÂM THANH
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh họa các vật phát ra âm thanh đều rung động.
- Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng chơi trò chơi “Ai nói đấy?”
Luật chơi như sau: Một bạn lấy tay bịt mắt, bốn bạn khác đứng xung quanh. Một trong bốn bạn này gọi tên bạn đang bịt mắt. Bạn bịt mắt đoán tên bạn vừa gọi mình. Nếu đoán đúng, HS bịt mắt sẽ được bông hoa khen ngợi.
Nhờ vào đâu mà bạn bịt mắt đoán được ai vừa gọi tên mình?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Thí nghiệm: Khi nào thì một vật phát ra âm thanh?
Em hãy Thực hiện thí nghiệm như hình 2 và 3 (SGK, trang 43).
- Em có nghe thấy âm thanh từ cây thước và từ dây cao su không?
- Thước và dây cao su có rung động không? Em có thể kết luận gì về mối liên hệ giữa sự phát ra âm thanh và sự rung động của vật?
Video trình bày nội dung:
- Em có nghe thấy âm thanh từ cây thước và dây cao su.
- Cả thước và dây cao su đều rung động ⇒ Các vật phát ra âm thanh đều rung động.
Nội dung 2. Cùng thảo luận: Xác định nguồn âm
Các em cùng thảo luận đưa ra câu trả lời cho các yêu cầu sau:
- Thực hành thí nghiệm như hình 4 (SGK, trang 44): Vật nào là nguồn âm? Vật này có rung động khi phát ra âm thanh không?
- Khi chúng ta nói thì bộ phận nào của cơ thể đóng vai trò là nguồn âm? Hai dây thanh trong thanh quản này có rung động khi ta nói không? Làm cách nào để biết điều này?
Video trình bày nội dung:
- Chậu hoặc nồi bằng kim loại là nguồn âm. Vật này rung động khi phát ra âm thanh
- Hai dây thanh là nguồn âm. Sờ tay vào cổ để cảm nhận được dây thanh quản đang rung khi ta nói.
………..
Nội dung video bài 10: Âm thanh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.