Video giảng Hóa học 12 cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer
Video giảng Hóa học 12 cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9. VẬT LIỆU POLYMER
Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm chất dẻo.
- Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
- Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
- Nêu được khái niệm về composite.
- Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.
- Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.
- Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).
- Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).
- Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).
- Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.
- Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay, các em hãy cùng cô đọc và trả lời câu hỏi sau:
Em hãy liệt kê các ứng dụng của polymer trong đời sống, cho biết một số vật dụng trong đời sống được làm bằng chất dẻo, vật liệu composite.
Để biết câu trả lời của các em là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về khái niệm chất dẻo, composite, chúng ta vào bài học ngày hôm nay Bài 9 – Vật liệu polymer.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chất dẻo
Nội dung 1. Khái niệm
Vật liệu làm từ PE có tính chất gì?
Video trình bày nội dung:
- Chất dẻo là những vật liệu polymer có tính dẻo.
- Tính dẻo: tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực lực bên ngoài, vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
- Thành phần chính của chất dẻo là polymer.
Nội dung 2. Một số polymer dùng làm chất dẻo
Nhận xét đặc điểm chung của các phản ứng điều chế PE, PP, PS, PVC và poly(methyl methacrylate).
Video trình bày nội dung:
- Một số polymer dùng làm chất dẻo thông dụng (PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate),….) được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp từ các monomer tương ứng.
- Phương trình tổng quát:
- Điều chế PPF: formaldehyde phản ứng với phenol (xúc tác acid):
Nội dung 3. Ứng dụng của chất dẻo
Kể tên một số vận dụng trong gia đình em được làm từ chất dẻo
Video trình bày nội dung:
- Một số ứng dụng của chất dẻo:
+ Sản xuất bao bì đóng gói.
Ví dụ:
Ứng dụng của chất dẻo
- Một số ứng dụng của chất dẻo:
+ Sản xuất bao bì đóng gói.
Ví dụ:
Màng bọc thực phẩm
+ Sản xuất đồ gia dụng (bàn ghế, tủ quần áo, văn phòng phẩm,…).
Ví dụ:
Đồ gia dụng
+ Sản xuất đồ nội thất, ngoại thất (cửa ra vào, cửa sổ, đường ống, dây cáp, thảm trải sàn, vật liệu cách nhiệt,…).
Ví dụ:
+ Trong lĩnh vực điện, điện tử: Sản xuất vỏ bọc dây điện, bảng điện, các thiết bị âm thanh, nghe nhìn, máy tính, điện thoại,…
Ví dụ:
Vỏ bọc dây điện
+ Trong y tế: Sản xuất các thiết bị y tế, các loại mắt kính,…
Ví dụ:
Kính bảo hộ y tế
...........
Nội dung video Bài 9 – Vật liệu polymer còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.