Video giảng Hóa học 12 cánh diều Bài 8: Đại cương về polymer
Video giảng Hóa học 12 cánh diều Bài 8: Đại cương về polymer. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4. POLIMER
BÀI 8. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER
Rất vui được gặp các em trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số polymer thường gặp (polyethylen (PE), polipropilen (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-dien, polyisoprene, poly(methyl methacrylate, poly(phenol-formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6).
- Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).
- Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay, các em hãy cùng cô theo dõi video và trả lời câu hỏi sau:
https://www.youtube.com/watch?v=4h7FBp30TnA (Từ 00:00 đến 2:20)
Polymer được ra đời như thế nào?
Polymer có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vậy polymer là gì? Chúng có tính chất, được điều chế như thế nào? Để có được câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh nhất, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 8 – Đại cương về polymer.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm và danh pháp polymer
Nội dung 1. Khái niệm
Poymer là gì? Polymer được cấu tạo từ những đơn vị nào?
Video trình bày nội dung:
- Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Monomer: phân tử nhỏ, tạo nên mắt xích của polymer.
Nội dung 2. Danh pháp
Em có nhận xét gì về tên gọi của các polymer này
Video trình bày nội dung:
- Tên polymer = Poly + Tên monomer.
- Lưu ý: Khi tên của monomer gồm hai từ trở lên hoặc polymer được hình thành từ hai loại monomer trở lên thì tên của monomer được đặt trong dấu ngoặc đơn.
2. Tìm hiểu về tính chất vật lí và tính chất hóa học của polymer
Nội dung 3. Tính chất vật lí của polymer
Nêu một số đặc trưng của vật liệu polymer (trạng thái, khả năng nóng chảy, tính tan,…).
Video trình bày nội dung:
- Hầu hết polymer là chất rắn, không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy trong khoảng khá rộng:
+ Polymer nhiệt dẻo: bị nóng chảy tạo chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại.
+ Polymer nhiệt rắn: bị phân hủy bởi nhiệt.
- Đa số không tan trong dung môi thông thường, một số polymer tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.
- Mỗi polymer có tính chất cơ lí riêng ⇒ Dùng làm những vật liệu khác nhau.
...........
Nội dung video Bài 8 – Đại cương về polymer còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.