Video giảng Hóa học 12 cánh diều Bài 7: Peptide, protein và enzyme
Video giảng Hóa học 12 cánh diều Bài 7: Peptide, protein và enzyme. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7. PEPTIDE, PROTEIN VÀ ENZYME
Chào mừng các em cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được khái niệm về peptide và viết được cấu tạo của peptide.
- Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của peptide (phản ứng thủy phân; phản ứng màu biuret).
- Thực hiện được thí nghiệm cho phản ứng màu biuret của peptide.
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của protein.
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper (II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).
- Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của protein.
- Nêu được vai trò của protein với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay, các em hãy cùng cô theo dõi video và trả lời câu hỏi sau:
Em có biết, cơ thể trưởng thành của chúng ta có hàng tỉ tế bào, mỗi tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là nước, nucleic acid, ion, lipid, carbohydrate và protein. Trong đó protein duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản cho hoạt động sống, tham gia vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng và có vai trò bảo vệ cơ thể:
https://www.youtube.com/watch?v=vAEXYIUCGFQ
Vậy protein là gì? Protein có những tính chất nào? Vai trò và ứng dụng của protein cụ thể như thế nào?
Để có được câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh nhất, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 7 – Peptide, protein và enzyme.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Peptide
Nội dung 1. Khái niệm
- Hãy cho biết sự khác nhau giữa "mắt xích amino acid trong phân tử peptide" và phân tử amino acid tương ứng
- Quan sát Hình 7.1 và cho biết những nhóm chức nào trong phân tử các -amino acid đã tham gia hình thành liên kết peptide.
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Peptide là hợp chất được hình thành từ các đơn vị -amino acid kết hợp với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
- Phân loại: Dựa vào số lượng đơn vị -amino acid (2, 3,…) mà peptide được gọi là dipeptide, tripeptide,…, polypeptide.
- Cấu tạo: Nhóm amino (của amino acid đầu N) đặt bên trái, nhóm carboxyl (của amino acid đầu C) đặt bên phải.
- Cách biểu diễn: Ghép tên viết tắt (kí hiệu) của các đơn vị amino acid theo đúng trật tự.
Nội dung 2. Tìm hiểu tính chất hóa học và ứng dụng của peptide
Peptide có thể xảy ra phản ứng nào? Sản phẩm của phản ứng này là gì?
Video trình bày nội dung:
Phản ứng màu biuret
- Peptide (trừ dipeptide) có phản ứng màu biuret (Cu(OH)2 trong môi trường kiềm) tạo dung dịch có màu tím đặc trưng ⇒ nhận biết peptide (trừ dipeptide).
Phản ứng thủy phân
- Peptide bị thủy phân bởi acid, base.
- Sản phẩm phụ thuộc vào pH của phản ứng.
Ví dụ:
H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O H+, to→ 2H2N-CH2-COOH
2. Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm cấu tạo của protein
Nội dung 3. Khái niệm
Protein là gì? Cấu tạo của protein
Video trình bày nội dung:
- Protein là hợp chất được tạo thành từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.
- Protein đơn giản: Chuỗi polypeptide tạo thành từ nhiều đơn vị -amino acid.
- Protein phức tạp: Tạo thành từ mạch peptide và các thành phần "phi protein" (phosphoric acid, carbohydrate,…).
3. Tìm hiểu về tính chất, vai trò của protein đối với sự sống và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học
Nội dung 4. Tính chất vật lí của protein
Em có nhận xét gì về dạng cấu tạo đặc trưng của protein?
Video trình bày nội dung:
- Các protein dạng sợi như keratin (trong tóc, móng, sừng), fibroin (trong tơ nhện, tơ tằm),… không tan trong nước.
Fibroin trong tơ tằm
- Các protein dạng hình cầu như hemoglobin (trong máu), albumin (trong lòng trắng trứng) có thể tan trong nước tạo dung dịch keo.
...........
Nội dung video Bài 7 – Peptide, protein và enzyme còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.