Video giảng hóa học 10 chân trời bài 9: Liên kết ion

Video giảng hóa học 10 chân trời bài 9: Liên kết ion. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9. LIÊN KẾT ION

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được sự liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet).
  • Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion).
  • Lắp ráp được mô hình NaCl (theo mô hình có sẵn).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Hơn 50% dược phẩm sử dụng trong y tế được sản xuất dưới dạng muối với mục đích thúc đẩy sự hấp thu các dược chất vào máu, tăng cường hiệu quả điều trị. Trong đó, thường gặp nhất là các muối hydrochloride, sodium hoặc sulfate.

Muối thường là các hợp chất chứa liên kết ion. Vậy liên kết ion là gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Ion và sự hình thành liên kết ion

Em hãy nhận xét số electron trên lớp vỏ với số proton trong hạt nhân của mỗi ion tạo thành?

Video trình bày nội dung:

- Trả lời câu 1 sgk trang 55: 

+ Ion sodium có 10 electron, còn hạt nhân có 11 proton. 

+ Ion oxide có 10 electron, còn trong hạt nhân có 8 proton. 

Nội dung 2. Tinh thể ion

Em hiểu thế nào về tinh thể ion?

Video trình bày nội dung:

Tinh thể ion là những cấu trúc hình khối phát triển từ các hợp chất ion và được giữ với nhau bằng lực hút tĩnh điện. 

- Do các hợp chất ion có cấu trúc tinh thể và lực hút tĩnh điện mạnh nên chúng thường tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường. 

+ Hợp chất ion không dẫn điện ở trạng thái rắn và dẫn điện ở trạng thái tạo thành dung dịch. 

+ Hợp chất ion dễ tan trong nước vì nước là dung môi phân cực dễ hòa tan hợp chất phân cực mạnh là ion. 

=> Kết luận: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

- Các bước thực hành:

+ Bước 1: Xác định số lượng mỗi loại khối cầu và số lượng các thanh nối cần sử dụng. 

+ Bước 2: Lắp xen kẽ các khối cầu và thanh nối như hình minh họa (Hình 9. 4a). 

+ Bước 3: Hoàn chỉnh mô hình tinh thể NaCl (Hình 9. 4b)

………..

Nội dung video bài 9: Liên kết ion còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác