Video giảng hóa học 10 chân trời bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Video giảng hóa học 10 chân trời bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 15: PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (2 tiết)

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Trình bày khái niệm tốc độ phản ứng.
  • Tìm hiểu về biểu thức tốc độ phản ứng.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Trình bày khái niệm tốc độ phản ứng.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời:

+ Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học dùng để làm gì?

+ Tốc độ phản ứng hóa học là gì?

+ Tốc độ trung bình được xác định như thế nào?

+ Nêu khái niệm tốc độ tức thời của phản ứng?

+ Nêu khái niệm tốc độ trung bình của phản ứng?

Nội dung ghi nhớ:

+ Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.

+ Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trung cho sự biến thiên sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

+ Công thức cho phản ứng tổng quát: aA+ bB → cC+dD là: 

v-1a.∆CA∆t=-1b.∆CB∆t-1c.∆CC∆t=-1d.∆CD∆t

Trong đó: 

v : tốc độ trung bình của phản ứng

+ ∆C = C2 – C1: Biến thiên nồng độ

+ ∆t = t2 – t1: Biến thiên thời gian.

C1,C2 là nồng độ cỏa một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1,t2

+ Tốc độ tức thời là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính tring một khoảng thời gian phản ứng.

2. Tìm hiểu về biểu thức tốc độ phản ứng.

- Nêu định luật tác dụng khối lượng. 

- Nêu mối quan hệ giữa nồng độ chất và tốc độ phản ứng? 

Nội dung ghi nhớ:

- Định luật tác dụng khối lượng: Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với dố mũi thích hợp.

- Khi nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng và ngược lại. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là

A. chất xúc tác.

B. nồng độ.

C. nhiệt độ.

D. diện tích bề mặt tiếp xúc.

Câu 2: Cho phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g)

Với hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ=2. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 40°C lên 70°C?

A. giảm 4 lần.

B. tăng gấp 8 lần.

C. tăng gấp 6 lần.

D. tăng gấp 2 lần.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn.

B. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

C. Diện tích bề mặt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn.

D. Áp suất của các chất khí tham gia phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?

A. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn.

C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh.

D. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.

Câu 5: Người ta vận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.

A. Chất xúc tác.

B. Nhiệt độ.

C. Áp suất.

D. Nồng độ.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

C

C

B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là

Câu 2: Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 30oC đến 50oC?

Xem video các bài khác