Video giảng hóa học 10 chân trời bài 14: Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học

Video giảng hóa học 10 chân trời bài 14: Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC

(3 tiết)

 

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Methane cháy tỏa nhiệt lớn nên được dùng làm nhiên liệu. Khi trộn methane và oxygen với tỉ lệ thích hợp sẽ tạo ra hôn hợp nổ. Biến thiên enthalpy của phản ứng trên được tính toán dựa trên các giá trị nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết.
  • Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết.

- GV gợi ý HS làm ví dụ 3 trang 99 SGK?

+ Tính tổng năng lượng thu vào để phá vỡ liên kết?

+ Tính tổng năng lượng tỏa ra để hình thành liên kết

+ Cách tính enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết chỉ áp dụng cho liên kết nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Tổng năng lượng thu vào để phá vỡ liên kết Eb (N≡N) + Eb (O=O) = 945+ 498 = 1443 kJ

Tổng năng lượng tỏa ra để hình thành liên kết: Eb (N=O) = 2 . 607= 1214 kJ

Eb của chất đầu lớn hơn giá trị Eb sản phẩm tưng ứng. Phản ứng thu nhiệt.

∆rH298o = 1443 – 1214 = 299 KJ >0. Nitrogen (N≡N)  chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện tạo thành nitrogen monoxide (N=O)

- Cách tính enthalpy của phản ứng dựa vào năng  lượng liên kết chỉ áp dụng cho liên kết cộng hóa trị và ở trạng thái khí

2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành

- Hãy xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành?

Nội dung ghi nhớ:

- ∆rH2980= ∆fH2980 sp- ∆fH2980 (bđ)

Với ∆fH2980 sp∆fH2980 (bđ): tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng của sản phẩm, chất đầu của phản ứng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Phản ứng tỏa nhiệt là

A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.

D. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. 

Câu 2: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là

A. nhiệt lượng tỏa ra.

B. nhiệt lượng thu vào.

C. biến thiên enthalpy.

D. biến thiên năng lượng.

Câu 3: Trong các phát biểu sau

(1) ∆rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt;

(2) ∆rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt;

(3) Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít;

(4) Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.

Số phát biểu đúng là:

A.    1.

B.    2.

C.   3.

D.    4. 

Câu 4: Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được

A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng.

B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng.

C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng.

D. công thức chung của tất cả các chất trong phản ứng.

Câu 5: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.

Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là

A. cung cấp, giải phóng.

B. giải phóng, cung cấp.

C. cung cấp, cung cấp.

D. giải phóng, giải phóng.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

C

B

A

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)

Hãy xác định công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết Eb

Câu 2: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

SO2 (g) + 12O2 (g) →to,V2O5 SO3 (g) ΔrHo298= − 98,5 kJ

Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 76,8 gam SO2 (g) thành SO3 (g) là bao nhiêu?

Xem video các bài khác