Video giảng hóa học 10 chân trời bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals

Video giảng hóa học 10 chân trời bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER VAALS 
(2 tiết)

 

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được tạo thành như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước ra sao?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu về liên kết hydrogen
  • Tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính
  • Tìm hiểu về tương tác van der Waals

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về liên kết hydrogen

- Liên kết hydrogen là gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Khái niệm: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giũa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện  lớn ( thường là F,O,N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

2. Tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính

- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ Nước có các tính chất vật lí nào? Tại sao nước lại có các tính chất đó?

+ Trình bày vai trò của liên kết hydrogen đối với phân tử nước?

Nội dung ghi nhớ:

- Các tính chất vật lí của nước: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sô khá cao là 0 độ C và 100 độ C. Nước là dung môi tốt, hòa tan được nhiều chất.

- Giải thich: So với các hợp chất có cấu trúc phân tử tương tự, nước có liên kết hydrogen nên sẽ có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Các phân tử dễ bị hòa tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với các phân tử nước.

- Nhờ có liên kết hydrogen mà ở điều kiện thường, nước ở thể lỏng, có nhiệt độ sôi cao 100 độ C.

3. Tìm hiểu về tương tác van der Waals

- Liên kết van der Waals là gì?

 - Liên kết van der Waals có ảnh hưởng ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lí của các chất?

Nội dung ghi nhớ:

- Tương tác van der Waals là một lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng.

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảu và nhiệt sộ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Số phát biểu sai về sự tạo thành liên kết hydrogen?

(1) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,….

(2) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

(3) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử thuộc nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ.

(4) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có cấu hình electron bền vững.

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3. 

Câu 2: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị có cực.

C. liên kết hydrogen.

D. liên kết cộng hóa trị không cực. 

Câu 3: Tại áp suất 1 bar, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và (xấp xỉ) 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn nước. Tính chất này là do

A. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cho – nhận.

B. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết ion.

C. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.

D. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị. 

Câu 4: Trong dãy HX, các acid HCl, HBr, HI là axit mạnh nhưng HF là axit yếu. Đó là do

A. khối lượng phân tử HF nhỏ hơn nhiều so với các acid khác

B. năng lượng liên kết của H-F lớn hơn nhiều các liên kết H-X khác.

C. trong phân tử HF có liên kết hydrogen.

D. trong phân tử HF có tương tác van der Waals. 

Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?

A. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.

B. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.

C. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.

D. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử. 

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

C

C

B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất F2, Cl2, Br2, I2?

Câu 2: Tương tác van der Waals tăng khi nào?

Câu 3: Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì sẽ ảnh hưởng như thế nào nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi? 

Xem video các bài khác