Video giảng hóa học 10 chân trời bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Video giảng hóa học 10 chân trời bài 12. Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG (3 tiết)
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Trong cuộc sống cũng như trong tự nhiên có nhiều hiện tượng mà nguyên nhân chính là do phản ứng oxi hóa – khử gây ra. Phản ứng oxi hóa khử là gì? Vai trò quan trọng của chúng trong cuộc sống như thế nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về số oxi hóa
- Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố
- Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về phản ứng oxi hóa – khử
- Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa khử.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về số oxi hóa
- Số oxi hóa là gì?
- Số oxi hóa được biểu diễn như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
- Cách biểu diễn số oxi hóa: Số oxi hóa được đặt ở phía trên kí hiệu nguyên tố.
2. Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố
- Có những quy tắc nào để xác định số oxi hóa?
Nội dung ghi nhớ:
- Các quy tắc xác định số oxi hóa:
+ Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0.
+ Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.
+ Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó.
+ Quy tắc 4: Trong đa số các hợp chất:
Số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại( như NaH, CaH2 …).
Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và cá peroxide, superoxide (như H2O2, Na2O2, KO2 …).
Kim loại kiềm ( nhóm IA) luôn có số oxi hóa là +1.
Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) có số oxi hóa là +2.
Nhôm (Aluminium) có số oxi hóa là +3
Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố Fluorine trong các hợp chất bằng -1.
3. Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về phản ứng oxi hóa – khử
- Viết phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
- Em hãy chỉ ra đâu là chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.
Nội dung ghi nhớ:
- Phương trình hóa học:
- Zn nhường electron nên Zn là chất khử
- Quá trình Zn nhường electron gọi là quá trình oxi hóa
- Ion H+ nhận electron nên H+ là chất oxi hóa
- Quá trình H+ nhận electron gọi là quá trình khử.
4. Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa khử.
- Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
- Có những quá trình nào xảy ra trong phản ứng oxi hóa – khử?
Nội dung ghi nhớ:
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.
- Trong phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:
K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl2 + H2O
A. 16
B. 5
C. 14
D. 10
Câu 2: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):
a) SO2 + C → CO2 + S
b) 2SO2 + O2 → 2SO3
c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
d) SO2 + H2S → S + H2O
e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 3: Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là
A. 3 và 10.
B. 3 và 12.
C. 3 và 22.
D. 3 và 18.
Câu 4: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2
A. là chất oxi hóa.
B. không là chất oxi hóa, không là chất khử
C. là chất khử.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 5: Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl (SO4)2 là
A. +6.
B. +2
C. +4.
D. -2.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | C | D | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xét phản ứng Fe+HNO3→ Fe3++X+H2O. X là chất nào để tổng số electron Fe nhường là 24?
Câu 2: Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là bao nhiêu?
Câu 3: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4 . Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng.