Video giảng Hóa học 10 Chân trời bài 1: Nhập môn hóa học

Video giảng Hóa học 10 Chân trời bài 1: Nhập môn hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 1. NHẬP MÔN HÓA HỌC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ...

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, HCl, BaO, N2, O3. Có bao nhiêu chất là đơn chất? 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học 

Em hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất. Viết công thức hóa học của chúng.

Video trình bày nội dung:

+ Đơn chất: 

a, Nhôm (aluminum): Al 

b, Nitơ (nitrogen)  : N

+ Hợp chất: 

c, Nước: H2O

d, muối ăn: NaCl

Nội dung 2. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.

Em hãy cho biết hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất?

Video trình bày nội dung:

Hình 1.4: nhiên liệu;

Hình 1.5: vật liệu;

Hình 1.6: dược phẩm;

Hình 1.7: vật tư y tế;

Hình 1.8: mỹ phẩm;

Hình 1.9: sản xuất nông nghiệp;

Hình 1.10: nghiên cứu khoa học

Nội dung 3. Phương pháp học tập hóa học 

Em hãy nêu ý nghĩa của các hoạt động đối với việc học tập môn Hóa học?

Video trình bày nội dung:

 (1) Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp: Kĩ năng này đặc biệt hiệu quả chô việc học hóa học. Đầu tiên, HS sẽ được thuyết trình hoặc trình bày sau khi đã nghiên cứu tài liệu. Thứ hai, khi đến lớp với việc đã làm quen trước với bài học, HS có thể theo dõi và hiểu được những gì GV đang giảng dạy. Nếu HS không hiểu các khái niệm tronh quá trình chuẩn bị bài, HS có thể đặt câu hỏi. Cuối cùng, thời gian trên lớp được sử dụng hiệu quả hơn cho việc học.

(2) Rèn luyện tư duy hoá học: Trên thực tế, có quá nhiều thông tin mới mà HS phải tiếp thu khi học hoá học, không nên cố gắng ghi nhớ tất cả các kiến thức. Đầu tiên hãy tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản. Khi bạn đã hiểu rõ về các nguyên tắc cơ bản, bạn có thểnghi nhớ các chỉ tiết sau đó. Ngoài ra, khi bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản của hoá học và hiểu được các khái niệm, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều để ghi nhớ những kiến thức liên quan khác.

(3) Ghi chép: Các công thức và phương trình hoá học sẽ dễ nhớ và dễ hiểu hơn rất nhiều sau khi được viết ra; xem lại những ghi chú giúp HS xác định những gì đang làm và chưa hiểu và chuẩn bị tốt cho các kì thi; HS có thể tham gia và đóng góp vào nhóm học tập của mình tốt hơn.

(4) Luyện tập thường xuyên: giúp HS kiểm tra sự hiểu biết kiến thức khi xem lại và làm bài tập, từ đó ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.

(5) Thực hành thí nghiệm: Khi nói đến việc học hoá học, không có gì thay thế được thực hành thí nghiệm và không có cách nào tốt hơn để học hoá học hiệu quả khi được làm việc trong phòng thí nghiệm hoá học, giúp HS củng cố sự hiểu biết và kiến thức về hoá học.

(6) Sử dụng thẻ ghi nhớ: giúp HS dễ ghi nhớ các ký hiệu khoa học, công thức và từ vựng một cách chính xác.

(7) Hoạt động tham quan, trải nghiệm: giúp HS trải nghiệm thực tế đối với các ngành nghề có liên quan đến môn Hoá học, giúp HS định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân; . . .

(8) Sử dụng sơ đồ tư duy: giúp HS ghi nhớ thông tin một cách logic, sáng tạo và dễ dàng sử dụng những kiến thức đã học.

………..

Nội dung video bài 1. Nhập môn hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác