Video giảng địa lí 10 chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất

Video giảng địa lí 10 chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày, đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ).
  • Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày, đêm.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời:

Tại sao các em thường thấy ở cửa lễ tân các khách sạn có đồng hồ các nước chỉ các giờ khác nhau?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

Nội dung 1. Sự luân phiên ngày, đêm

Em hãy trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (chiều tự quay, trục quay của Trái Đất, chu kì tự quay....)?

Video trình bày nội dung:

- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa: Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. 

- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.

- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Trái Đất chuyển động một vòng quanh trục hết 23 giờ 56 phút 4 giây. (Qui ước là 24h)

Nội dung 2. Giờ trên trái đất

Em hãy giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu?

Video trình bày nội dung:

- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.

=> các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

- Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.

- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được quy định theo đường biên giới quốc gia. 

Một số nước chia làm nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ,...

……….

Nội dung video bài 5: Hệ quả Địa lí các chuyển động của Trái Đất còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác