Video giảng địa lí 10 chân trời bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng

Video giảng địa lí 10 chân trời bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: TRÁI ĐẤT, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời:

Theo em, Dựa theo thuyết kiến tạo mảng, thung lũng được hình thành là do đâu?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Nguồn gốc hình thành trái đất

Em hãy cho biết, nguồn gốc hình thành trái đất do đâu?

Video trình bày nội dung:

- Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất  tuy nhiên theo quan niệm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.

- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau. Khói bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, nơi nhiệt độ tăng lên rất cao và các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời. 

- Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cũng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

- Khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì trong lòng Trái Đất đã bắt đầu diễn ra quá trình tăng nhiệt.  Sự tăng nhiệt đó làm nóng chảy vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất như hiện nay.

II. VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT

Nội dung 1. Đặc điểm vỏ trái đất

Em hãy cho biết, Đặc điểm của vỏ trái đất là gì?

Video trình bày nội dung:

- Độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70km ở lục địa.

- Trên cùng là tầng trầm tích: nơi mỏng, nơi dày (trầm tích lục địa thường dày hơn trầm tích đại dương), một số nơi trên lục địa không có tầng trầm tích này.

- Ở giữa là tầng đá granit (đá granit và các loại đá nhẹ tương tự đá granit) làm thành nền của các lục địa.

- Dưới tầng granit là tầng badan (đá bazan và các loại đá nặng tương tự như đá bazan), thường lộ ra dưới đáy đại dương.

- Gồm: vỏ đại dương và vỏ lục địa, phân biệt với nhau bởi cấu tạo địa chất, độ dày,…

Nội dung 2. Vật liệu cấu tạo vỏ trái đất 

Em hãy, trình bày lên vật liệu cấu tạo của vỏ trái đất là gì?

Video trình bày nội dung:

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

* Khoáng vật: là những nguyên tố hoặc hợp chất hoá học được hình thành do các quá trình địa chất. 

-  Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,... 

- Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương,... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...

* Đá được chia thành 3 nhóm:

- Đá macma: 

+ Hình thành do kết tinh khối macma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất; 

+ Gồm đá xâm nhập (đá granit) và đá phun trào (đá bazan chiếm tỉ lệ lớn nhất).

- Đá trầm tích: 

+ Hình thành do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc thành vật liệu vụn như cuội, cát, tro bụi,... và xác sinh vật.

+ Gồm đá vôi, đá sét, đá phiến, cát kết,... 

- Đá biến chất: 

+ Được thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất (thành phần hoá học, cấu trúc,..) do tác động của nhiệt, áp suất,...

+ Gồm đá gơnai, đá hoa, đá phiến mica,…

………..

Nội dung video bài 4. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác